Page 188 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 188

II. Phần làm văn
             Câu 1.

             1.  Yêu cầu về kĩ năng
             - Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội.
             - Vận dụng tốt các thaọ tác lập luận.

             - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
             - Khuyến khích những bài viết sáng tạo.

             2.  Yêu cầu về kiến thức
             Trên cơ sở những hiểu biết về các vấn đề xã hội và thực tế đời sống, đề bài
        yêu cầu thí  sinh bày tỏ quan điểm,  thái độ  của mình trước  một hành vi ứng xử
        đúng đắn mang tính vị tha. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần
         làm nổi bật các ý sau đây:
             * Giải thích:

             -  “Dựa”  là nhờ ai/điều  gì  đó để  bản thân  có  được  sức  mạnh và hành động
         hiệu quả; chỗ dựa là điểm tựa để có được sức mạnh và thế đứng vững chắc.
             - về nội  dung,  ý kiến này khẳng định việc  làm chỗ  dựa cho người khác  là
         hành vi tốt đẹp, thể hiện đức hy sinh, lòng vị tha.
             * Bàn luận:

             -Tìm chỗ dựa cho mình trong cuộc sống là điều cần thiết.
             + Tùy theo hoàn cảnh và cách sống, mỗi người tìm đến những chỗ dựa khác
         nhau; chỗ dựa về vật chất, tinh thần; chỗ dựa ở bên ngoài, dựa vào chính mình...
             + Tầm quan trọng của chỗ dựa:

             • về khách quan:  cuộc  sống chứa đựng nhiều biến động và những thử thách
         khó lường, con người rất cần chỗ dựa để tăng thêm sức mạnh, vượt qua khó khăn.

             • về chủ quan:  cần có chỗ dựa để được sẻ chia, tiếp sức, tìm thấy niềm vui,
         niềm tin và ý nghĩa của cuộc sống.
             - Làm chỗ dựa cho người khác tốt đẹp và cần thiết hơn.
             + Đem lại cho người khác nguồn động viên, sự giúp đỡ về vật chất, tinh thần
         để họ vượt qua khó khăn, lấy lại niềm tin vào cuộc sống; tạo nền tảng phát triển
         cho cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình, dân tộc...  đồng thời tạo nên mối quan
         hệ xã hội tốt đẹp là cách sống nhân văn.


         188
   183   184   185   186   187   188   189   190   191   192   193