Page 118 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 118
phủ. Nó gợi một thiên nhiên hoang sơ, khắc nghiệt mà thiêng liêng, sâu nặng.
Câu hỏi tu từ của tác giả chính là cái thiêng liêng, sâu nặng ấy.
+ Từ cảnh vật và tâm trạng nhớ tác giả đã bộc lộ các suy tư của tâm hồn.
Tình yêu quê hương, yêu đất nước đã trở thành tâm hồn và máu thịt. Ta không
thể quên điều đó và ta phải trở lại đó như là một ân nghĩa thủy chung.
+ Thể thơ tám chữ mang đầy chất suy tư triết luận kết hợp với sự khái quát
bằng hình ảnh rất thơ^làm cho đoạn thơ nồng nàn chất suy tưởng, thấm đẫm tình
quê hương.
- So sánh hai đoạn thơ:
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện một tâm trạng là nỗi nhớ. Và nỗi nhớ ấy bắt
đầu từ tình yêu thương gắn bó với thiên nhiên và con người Tây Bắc.
+ Cả hai đoạn thơ đều được viết bằng những thể thơ rất cổ điển của thơ mới
nhưng biểu hiện hai trạng thái khác nhau: một tình cảm nồng nàn và một tình
cảm sâu lắng.
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện rõ phong cách của mỗi nhà thơ.
ĐỀ 24
1. Phần đọc hiểu
Đọc đoạn văn sau và ưả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu phía dưới;
“VŨ NHƯ TÔ: Làm sao tôi cần phải trốn? Bà nói rõ cho là vì sao? Khi
trước tôi nhờ bà mách đường chạy tron, bà khuyên không nên, bây giờ bà bảo
tôi đi tron, thế là nghĩa gì?
ĐAN THIẼM: - Có nghĩa lắm. Tôi không làm việc gì vô lý cả. Khi trước trốn
đi thì ông nguy, bây giờ tron đi thì ông thoát chêt.
VŨ NHƯ TÔ: - Sao thể?
ĐAN THIÊM: - Loạn đến nơi rồi. Dân gian đói kém nổi lên tứ tung. Giặc
Trần Cao trước đã bị quan quân đuổi đánh, nay lại về đỏng ở Bổ Đe, thanh thế rất
mạnh. Trong triều, Nguyên Quận công Trịnh Duy Sản vì can vua mà bị đánh, nay
mưu với mẩy tên đồng chí, giả mượn tiếng đi dẹp giặc rồi quay binh về làm loạn.
VŨ NHƯ TÔ: - Tôi làm gì nên tội?
118