Page 116 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 116

b.  Yêu cầu cụ thể
             - Giải thích: Học sinh giải thích cơ bản hai ý sau:
             +  Trong  cuộc  sống,  con  người  luôn phải  nếm trải  những tổn  thương  trong
         các mối quan hệ. Ai đó đã có lỗi với ta, hiểu lầm ta,  làm cho ta đau khổ, điều ấy
         luôn ở trong lòng ta.
             + Tha thứ tức là quên đi những lỗi lầm của người khác đối với mình. Do đó,
         các  tình  cảm,  các  mối  quan hệ bị  đổ  vỡ sẽ được  hàn  gắn  lại,  những  sai  lầm  sẽ
         được sửa chữa, nhữn^ gì hoen ố sẽ trở nên trong sạch hơn.  Tha thứ là để trở lại
         với nhau.
              - Bình luận:
              +  Tha  thứ  sẽ  làm  cho  tâm  hồn  của  chúng  ta trở nên  bao  dung  rộng  lượng
         hơn. Nó là một cách sống đẹp và cao thượng. Người được tha thứ cũng cảm nhận
         tốt hơn sai lầm của mình để sửa chữa.
              + Tha thứ làm cho tâm hồn của ta trở nên thanh thản hơn, cuộc  sống sẽ trở
         nên tươi đẹp  hơn.  Tha thứ chính  là một cách để hàn  gắn  các  mối  quan hệ,  làm
         sống lại các mối quan hệ tốt đẹp.
              + Ngược lại, nếu giữ mãi lòng căm thù, con người sẽ luôn cảm thấy nặng nề,
         uất hận, tâm hồn không thanh thản. Nó sẽ giết chết các mối quan hệ, tình cảm mà
         đáng  ra  chưa  bị  đánh  mất.  Lòng  căm  thù  còn  có  thể  dẫn  chúng  ta  đi  đến  con
         đường tội lỗi. Tha thứ là bỏ qua quá khứ hướng đến tương lai.
              + Tuy nhiên, có điều nào mà con người không thể tha thứ? Tội ác dã man có
         tha thứ được không?  Sự phản bội  đê  hèn  có tha thứ được  không?  Đó  là những
         câu hỏi mà mỗi người phải tự tìm ra câu trả lời.
              - Bài học về nhận thức và hành động:
              +  Phải  biết tha thứ để  vượt  qua tổn  thương,  tâm  hồn  thanh  thản,  giữ được
         các mối quan hệ tình cảm tốt đẹp.
              + Khi được người khác tha thứ:  Phải biết đáp nhận, biết ăn năn và sửa chữa
         những lồi lầm của minh.
              2. Câu 2

              a.  Yêu cầu chung
              - về kĩ năng: Có kĩ năng cảm nhận cái hay, cái đẹp của thơ qua thể thơ, ngôn
         ngữ, tình cảm, tâm trạng của nhà thơ. Từ đó, biết cách viết một bài nghị luận văn
         học có kết cấu đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc.  Bài viết phải  có những cảm nhận tinh
         tế, văn viết lưu loát, cảm xúc chân thành.



          116
   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121