Page 117 - Ôn Luyện Thi THPT Quốc Gia Môn Văn
P. 117
- về kiến thức: Có những hiểu biết cơ bản về hoàn cảnh sáng tác và vị trí
đoạn trích của hai đoạn thơ. Học sinh phải nắm rõ đặc trưng phong cách thơ của
Quang Dũng và Chế Lan Viên cũng như những hiểu biết cơ bản về thể thơ bảy
chữ và tám chữ.
b. Yêu cầu cụ thể
- về tác giả, hoàn cảnh sáng tác:
+ Quang Dũng là nhà thơ trưỏng thành trong kháng chiến chống Pháp. Thơ
của ông vừa hồn hậu, vừa lãng mạn, tài hoa. Bài thơ Tây Tiến được sáng tác giữa
cảnh rừng núi Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua với
một cảm hứng vừa lãng mạn vừa bi tráng.
+ Sau 1954, cảm hứng chủ đạo trong thơ Chế Lan Viên là niềm hạnh phúc
của cuộc sống mới với một mạch thơ đầy chất suy tư triết luận. Đoạn trích trong
bài Tiếng hát con tàu là tiếng gọi lên đường. Đoạn thơ vẫn là hình ảnh của Tây
Bắc hoang sơ, hùng vĩ trong khát vọng chinh phục của con người.
+ Cả hai đoạn thơ đều là cảm hứng về núi rừng Tây Bắc với một tình cảm
thiêng liêng, sâu nặng, gắn bó không rời. Đó cũng chính là tình yêu quê hương,
đất nước.
- Hình ảnh Tây Bẳc qua đoạn thơ của Quang Dũng:
+ Một vùng sông nước mênh mông, mờ ảo xa xăm đầy sức ám ảnh. Nó là
tâm hồn, là kỉ niệm, là những hoài niệm luôn ẩn chứa trong tâm hồn. Thời gian,
địa điểm vừa mờ ảo {chiều sương ẩy, nẻo bến bờ) vừa gần gũi {Châu Mộc,
dòng sông).
+ Hình ảnh con người vừa huyễn hoặc {hồn lau) vừa rất cụ thể {dáng người)
gợi một tâm trạng, một tình cảm sâu nặng. Thiên nhiên và con người vừa mờ ảo,
vừa rõ ràng, vừa xa xăm, vừa gần gũi. Nó chính là hoài niệm luôn sống trong
lòng người.
+ Thể thơ bảy chữ gợi một cảm giác Đường thi sâu lắng, kết hợp với một âm
hưởng miên man, bất tận. Nó gợi lên một nhân vật trữ tình đầy lãng mạn, một
tâm thế tuổi trẻ dấn thân giữa rừng sâu, núi thẳm.
- Hình ảnh Tây Bắc qua đoạn thơ của Chế Lan Viên:
+ Cảm xúc tâm trạng chủ đạo của đoạn thơ là nỗi nhớ. Nỗi nhớ như tràn
ngập cả không gian, thời gian và tâm hồn của tác giả.
+ Cảnh Tây Bắc cũng hiện lên mờ ảo trong sương khói với sương giăng mây
117