Page 173 - Những Vị Thuốc Quanh Ta
P. 173
- Đái dầm: Lấy 10 - 15 cái tai hồng (thị đê) thái
nhỏ, phơi khô sắc với 200ml nước, còn lại 50ml, uống 1
lần vào buổi tôi trước khi đi ngủ.
- Chữa nấc: tai hồng sao vàng, tán bột, uống vối
rượu. Hoặc dùng tai hồng lOOg, đinh hương 8g, gừng
tươi 5 lát. Hợp lại sắc uống, chia làm nhiều lần trong
ngày.
- Lòi dom: Lấy quả hồng khô (mứt) đốt thành than,
tán nhỏ uống với nưóc cam hàng ngày, mỗi ngày 8g.
- Tiêu chảy: Quả hồng xanh giã nát, cho vào chút
nước sôi để nguội, gạn lấy nước uông rất hiệu quả.
- Nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất: Tai hồng 7 cái, hạt
tiêu 7 hạt, hoắc hương 4g, sa nhân 4g, gừng tươi 7 lát,
hành 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả băm nhỏ, hạt tiêu nghiền
nát, sắc uôhg trong ngày (nưốc sắc này còn dùng chữa
ho, khó thổ). Nếu không có tai hồng, có thể thay bằng
cuống và quả hồng cũng được.
- Cao huyết áp: Dùng quả hồng chưa chín ép lấy
nước rồi phơi hoặc sấy khô dùng làm thuốc chữa cao
huyết áp. Nưốc ép của quả hồng chưa chín đem sấy khô
có tên gọi là thị tất, còn dùng để chữa sung huyết ỏ
ngưòi bị trĩ.
II. VỊ THUỐC TỪ CÁC LOẠI HẠT
1. Vừng
a. Thành phần và tác dung
Vừng có hai loại vừng đen và vừng trắng, còn gọi là
mè. Dùng làm thuốc thường là loại vừng đen. Vừng đen
còn gọi là hồ ma, hắc chỉ ma, cự thắng, cự thắng tử, ô
ma, ô ma tử, du ma, giao ma, tiểu hổ ma. Vừng trắng
172