Page 172 - Những Vị Thuốc Quanh Ta
P. 172

21. Quả hồng
              a.  Thành phần và tác dụng

              Theo Đông y,  quả hồng vị ngọt chát,  tính bình,  có
         tác dụng chữa tiêu chảy,  trĩ,  đái dầm, háo khát,  ho có
         đờm  và  các  chứng  nôn  mửa,  lo  nghĩ,  phiền  uất...  Tai
         hồng  (còn  gọi  là thị  đê)  vị  đắng chát,  tính  ấm,  không
          mùi, chất cứng giòn chứa trong tai hồng là tanin. vỏ, rễ
         thân cây hồng còn được dùng làm thuốc cầm máu.

              Quả hồng chín có tỷ lệ đường rất cao, khoảng  14 -

         20%,  các  muôi  sắt,  canxi,  phot pho,  vitamin A,  B,  c...
         Đặc biệt, lượng tanin rất cao ở quả hồng còn xanh. Chất

          shibuol chứa trong quả hồng là hỗn hợp của axit gallic
          và phloroglaciol, có tác dụng làm hạ huyết áp.  '
              Đông y  dùng  quả hồng  làm thuốc  chữa tiêu chảy,
         ho, đái dầm. vỏ, rễ, thân cây hồng được dùng làm thuốc
          cầm máu.

              b. B ài thuốc phối hợp

              -  Làm  thuốc  bổ,  chữa  suy  nhược,  háo  khát,  ho  có
          đờm: Quả hồng chín vừa hái trên cây, bỏ tai, gọt vỏ đem
          phơi nắng hay sấy khô,  sau đó ép bẹp,  ngâm vào rượu
          uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 15 - 25g.

              - Làm thuốc bồi bổ cơ thể:  dùng quả hồng khô (tức
          mứt hồng) cho vào mật ong và váng sữa rồi đun sôi nhỏ
          lửa khoảng 5  -  10 phút.  Để nguội,  ăn hồng ngày 3  -  5
          quả vào lúc đói.



                                                                  171
   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176   177