Page 182 - Những Trạng Nguyên Đặc Biệt Trong Lịch Sử Việt Nam
P. 182
... trong lich sử V iêt N am 1 83
người rất mực của nước ta về thời trước vậy.
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp sống thời nhà Tây
Sơn, người được Quang Trung Nguyễn Huệ tôn kính
như bậc thầy, từ xứ Nghệ ra Bắc, về trấn Hải Dương
mong tìm lại những dấu tích gắn với cuộc đời của
Tuyết Giang phu tử (Bạch Vân cư sĩ), đâ ngậm ngùi
viết trong bài thơ Quá Trình Tuyền mục tự (Qua chùa
cũ của Trình Tuyền) khi viếng cảnh xưa mà không còn
am Bạch Vân, quán Trung Tân bên bến Tuyết Giang,
trong đó có những dòng thơ ca ngợi Trình Tuyền hầu
Nguyễn Bỉnh Khiêm là ngitời có tài huyền cơ tham tạo
hóa (mưu cơ thâm kín can dự cả vào công việc của tạo
hóa) hay phiến ngữ toàn tam tính (một lời ngắn gọn
mà bảo toàn cho cả ba họ).
Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút đã viết: “Lý
học như Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan
đều là tinh anh của non sông đúc lại”.
Nguyên Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười về thăm khu di tích
Trạng Trình đã ghi những hàng chữ lưu niệm: “Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ, nhà văn, một
thầy giáo, một nhà triết học, một nhà dự báo, một
danh nhân văn hóa như cây đạl thụ bóng trùm cả một
thế kỷ XVI. Tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết,
nhân cách cao cả cùng với tri thức uyên bác và tài
năng sáng tạo đã tạo nên sự nghiệp, uy tín và ảnh
hưởng rộng lớn của ông mà đến nay chúng ta rất đỗi tự
hào, trân trọng.”
Giáo sư, Anh hìmg lao động Vũ Khiêu có những
đánh giá về việc Nguyễn Bỉnh Khiêm đã quyết định đi