Page 181 - Những Trạng Nguyên Đặc Biệt Trong Lịch Sử Việt Nam
P. 181
182 ĩ^hững Trang ngiiyỉn Jăc Liêt...
của mình. Trong bài văn tế, học trò Đinh Thời Trung
đã coi Tuyết Giang phu tử là bậc “muôn chương đọc
khắp, học tài chẳng kém Âu, Tô” (Âu Dương Tu và Tô
Đông Pha đời Tống), “văn lực không nhường Lý, Đỗ”
(Lý Bạch và Đỗ Phủ đời Đường), “một kinh Thái ất
thuộc lòng, đốt lửa soi gan Dương Tử” (hiểu rõ lẽ
huyền vi của bộ Thái ất như Dương Hùng đời Hán),
“suy tntớc biết sau, học lối Ngliỉêu Phu môn hộ” (suy
trước biết sau chẳng khác nào Thiệu Ung đời Tống) và
“một mình Lý học tinh thông, hai nước anh hùng
không đối thủ".
Tiến sĩ đời Lê Trung hưng, ôn Đình hầu Vũ Khâm
Lân trong bềii Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Ván
Đạt phả ký soạn năm 1743 có những dòng ca ngợi:
... BỞI tiên sinh chẳng những chỉ tinh thâm một
môn Lý học, biết rõ dĩ váng cũng như tương lai, mà
sự thực thì trăm đời sau củng chưa dễ ai hơn được
vậy. Ôi! ở trong thiên hạ, các bậc quân vương, các ví
hiền giả, hỏi có thiếu chi, nhưng chỉ có lúc sống thi
đưỢc phú quý vinh hoa, còn sau khi mất thì những
cái đó lại cũng mai một đi với thời gian, hỏi còn ai
nhắc nữa? Còn như tiên sinh, nól về thế hệ đã truyền
đến 7, 8 đời, gần thì sĩ phu dân thứ ngưỡng vọng như
bóng sao Đẩu trên trời, dẫu cách ngàn năm cũng còn
tưởng như một buổi sớm, xa thì sứ giả Thanh triều
tên Chu Xán, nót đến nhân vật Lĩnh Nam củng đã có
câu An Nam Lý học hữu Trinh Tuyền tức là công
nhận môn Lý học của nước An Nam chỉ có Trình
Tuyền là người số một, rồi chép vào sách truyền lạl
bên Tàu. Như thế, đủ thấy Tiên sinh quả là một