Page 198 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 198
thượng, dũng cảm trên nền tảng nhân bản vì con người và cho
con người theo lòi dạy của vị võ sư Nguyễn Lộc "sông cho mình,
giúp cho mọi người khác sống, sống cho mọi người".
Trước đây, những chiến sĩ Nhật Bản tập luyện võ nghệ đê
chiến đấu và họ thuộc vào giai cấp võ sĩ hay Samurai. Song
song với việc huấn luyện võ thuật, họ được các vỊ thầy dạy cho
hai thứ rất quan trọng:
1. Võ sĩ đạo, hay Bushido, quy định những luật lệ hành
xử, thái độ và lối sống của người võ sĩ như chấp nhận gian khổ,
trung thành vói cấp trên, lịch sự, tự trọng, lễ phép và dũng cảm
khi chiến đấu.
2. Thiền Phật giáo, do các vị Thiền sư nổi tiếng ở Nhật, hay
từ Trung Hoa đến lánh nạn Mông Cổ, hướng dẫn cho những võ
sĩ có cấp bậc cao, các vị thầy võ đạo hay các tướng quân và đôi
khi cả Nhật Hoàng về việc ứng dụng trực giác của tâm không
trong cách sống hàng ngày hay khi chiến đấu vói địch thủ. Và
để thành công, họ phải huấn luyện chú ý, trạch pháp - mà cao
độ là tuệ tri hay trực giác bén nhạy trong khi chiến đấu - tinh
tấn, khinh an, định và xả. Những yếu tố đó trở thành những
đức tính cần thiết cho người võ sĩ.
^íếm sĩ tập luyện rât chuyên cán
Mục đích của tập luyện là để phát triển sức mạnh co thể,
sức mạnh tinh thần, phát triển đức hạnh và nghị lực vốn rất cần
thiết trong cuộc sống hàng ngày và lúc lâm trận.
Tinh hoa Kiếm Đạo nằm trong bốn chữ Khí, Kiếm, Thể,
Nhất (ki, ken, tai, ichi). Khí là tinh thần, kiếm là thanh kiếm,
thể là thể lực và nhất là hợp nhất. Như vậy, khi rèn luyện Kiếm
Đạo, các môn sinh huấn luyện để tâm hay tinh thần hợp thành
200 I NHỮNG NÉT VẢN HÓA ĐẠO PHẬT