Page 194 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 194
^ chiêu
Người học kiếm cũng như kẻ học thiền, ban đầu còn bỡ
ngỡ vì chưa biết được kỹ thuật luyện tập và cách thức chiến
đấu, không khác gì người học thiền trong lúc đầu luôn luôn bị
các ý tưởng và cảm xúc làm cho điên đảo. Dần dần, cả hai đều
nỗ lực thực hành. Khi người chiến sĩ đạt được kiến thức, kỹ
thuật và khả năng chiến đấu cao thì ông ta như kẻ học thiền
đã biết cách đối trị các ý tưởng, các ham muốn hay những cảm
xúc quấy nhiễu tâm mình. Nhưng nếu cả hai chưa khai mở
được sự hiểu biết chân thật thì họ chỉ là những kẻ còn chạy
mãi ở vòng ngoài. Cuối cùng, người chiến sĩ cũng như kẻ học
thiền đến được bò cõi của Tâm Bất Động: Không còn dấu vết
của tâm chấp trước, nỗ lực tìm cầu, ham muốn hay phân biệt
hai thế giói đối nghịch bên ngoài và bên trong.
Các vị kiếm sư hiểu rõ tâm lý người đệ tử và thường họ
giải thích như sau: Lúc đầu ngưòi môn sinh chưa biết cách
cầm kiếm cho đúng và sứ dụng thanh kiếm. Khi bị tấn công thì
đưa kiếm lên đõ chứ không theo chiêu thức nào cả. Dần dần,
qua nhiều năm tháng tập luyện, anh ta biết thế công và thế
thủ, nhưng mỗi lần đưa kiếm lên hay hạ kiếm xuống anh ta
đều hành động theo suy nghĩ. Như thế, mỗi lần ra chiêu là tinh
thần anh ta ngưng lại nơi một chủ đích - như chém vào đầu
hay đâm vào bụng đối thủ - và điều đó làm tâm anh ta ngưng
trệ dù trong một thời gian rất ngắn ngủi. Mỗi lần tâm ngưng
trệ như thế thì ý tưởng xuất hiện làm cho anh ta có thể bị phân
tâm, sợ hãi hay lo lắng, hồi hộp bất an. Sau nhiều năm chuyên
cần luyện thêm thì thân và tâm người kiếm sĩ dần dần trở
thành một khối và trạng thái vô tâm xuất hiện: Anh không còn
chú tâm đến kỹ thuật, ý muốn chiến thắng hay chứng tỏ mình
hơn kẻ khác. Người kiếm sĩ đã hiểu được Kiếm Đạo, an nhiên
tự tại, không còn bị thế sự ràng buộc. Thanh kiếm của họ giò
196 I NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẠO PHẬT