Page 190 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 190

Thật đúng như lời ngài Bồ Đề Đạt Ma, vị sơ tô Thiền Tông
            Trung Hoa, đã dạy về thiền:


                "Truỳên riêng ngoài giáo

                Không dùng chữ nghĩa

                Chỉ thẳng tâm người

                Thấy tính thành Phật."


                Truyền riêng ngoài giáo là một nét đặc biệt của thiền: Không
            sử  dụng  những  kinh  điển  để giúp  người  thấy  được  chỗ  tâm
            yếu.  Người  chiến  sĩ vốn không thích nghe nhiều  về  lý  thuyết
            mà thường chú trọng vào việc rèn luyện võ công. Khi lâm trận,
            tâm thức của họ chẳng khác gì một thiền gia: chỉ có sự chú tâm
            tuyệt đối vào hiện tại, không ngoái cô nhìn lại quá khứ hay nghĩ

            đến tương lai. Nếu có chút phân tâm hay mối nghi ngại nào thì
            tinh thần sẽ bị dao động ngay và cái chết sẽ đến tức khắc.

                Những chiến sĩ tài ba thường là những người có ý chí sắt
            đá, coi thường chuyện sống chết, lòng không vướng bận chuyện
            danh  lợi  và  tâm  luôn bình  thản.  Họ  sống  cuộc  đời  nhiều  lúc
            như kẻ khắc kỷ: tự tại trong sự dũng mãnh, đơn giản và thanh
            tịnh. Do đó, ở Nhật Bản thường có câu truyền tụng; “Hoàng gia

            theo Thiên thai tông, giới quý tộc theo Chân ngôn  tông, chiến sĩ thực
            hành  Thĩên". Thiên thai và Chân ngôn tông chú trọng rất nhiều
            đến các nghi lễ. Tịnh Độ Tông thì rất giản dị về phưong diện lý
            thuyết lẫn thực hành để được cứu độ, còn Thiền Tông thì thích
            hợp với giới chiến sĩ can trưòng, những kẻ vào sinh ra tử.

                 Vì  tướng  quân  Nhật  Bản  đầu  tiên  của  dòng  họ  Bắc  Điều
            (Hojo) học thiền là Bắc Điều Thời Lại (Hojo Tokijori, 1227-1263).
            Ông ta đã cung thỉnh các vị Thiền sư Trung Hoa đời nhà Tống

            sang  dạy  đạo  và  tự mình  tham  cứu  chuyên  cần.  Khi  Thời  Lại
            qua  đời thì con là Bắc Điều Thời Tông  (Hojo Tokimune,  1251-


            192  I  NHỮNG NÉT VĂN  HÓA ĐẠO  PHẬT
   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195