Page 189 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 189
nguồn tâm tự trở về sự yên tĩnh và chiếu sáng, để cái ngã nhỏ
bé vói các rối loạn của nó tự tan biến đi. Lúc đó ta nắm đưọc
thực tại trong đôi tay trần: nắm bắt cái không thể nắm bắt được
qua sự buông xả tuyệt đối. Thiền sinh chỉ nghe lòi hướng dẫn
của thầy, không cần nghiên cứu sách vở, tầm chưong trích cú
hay sao lục kinh điển. Những lời hướng dẫn của bậc thầy cho
môn đệ thì rất linh động, tùy theo tâm trạng, nỗ lực,’mức độ
tỉnh thức của mỗi người mà chỉ dẫn một cách trực tiếp và giản
dị. Những cuộc hỏi đáp giữa thây trò là Lưu đàm, nói trôi chảy
tự nhiên như dòng sông trong sáng thảnh thoi hay giúp họ đạt
được trạng thái chiếu sáng trong tĩnh lặng hay Mặc chiếu.
Thiền sinh không còn chỗ nào để bám víu vào vì tất cả
các khái niệm đều bị đập tan và chỉ còn cách trông cậy vào
nỗ lực không ngừng noi chính bản thân mình như Thiền sư
Đạo Nguyên đã khai thị trong quyển Chánh pháp nhãn tạng
(Shobogenzo):
"Học Phật tức là học ve tự ngã.
Học về tự ngã ìà quên đi tự ngã.
Quên đi tự ngã là được vạn pháp khai ngộ.
Được vạn pháp khai ngộ là buông hết cả thân tãm mình
và ngoại cảnh.
Chứng ngộ roi không còn thây dấu vết nào của chứng ngộ
và sự chứng ngộ không dấu vết ấy sẽ tiêp nối mãi mãi."
(Ngọc Bảo phỏng dịch Hiện thành công án [Genjokoan] trong
Chánh pháp nhãn tạng)
Khi thâm nhập vào thế tính uyên nguyên, khi uống được
ngụm nước đầu nguồn của dòng suối tâm linh thì thiền sinh
trực tiếp trải nghiệm, sống với sự rỗng lặng, chói sáng, linh
động, uyển chuyển của trạng thái vô ngã mà trước đây chỉ nghe
nói bằng danh từ.
Thiên và Võ Đạo I 1 9 1