Page 186 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 186
thiền và võ thuật, chúng ta nên tìm hiểu về sự phát triển thiền
tại nước này.
Khi nói về Thiền Tông, người Tây Phương nghĩ ngay đến
Nhật Bản vì khi Thiền Tông bị tiêu mòn sinh khí ở Trung Hoa
thì Thiền Tông đã phát triển ở Nhật Bản và ảnh hưởng sâu rộng
đến các sinh hoạt võ thuật, văn chương, thi ca, hội họa, âm nhạc
và kịch nghệ. Có một điểm đặc biệt là Thiền Tông là một hệ phái
Phật giáo, dù theo tông phái nào, người tín đồ Phật giáo cũng
tránh xa sự tranh chấp và chiến đấu, tại sao tại Nhật Bản cũng
như Việt Nam thời nhà Trần, thiền được giới chiến sĩ - mà ờ
Nhật gọi là giai cấp võ sĩ đạo - ưa chuộng?
Các chiến sĩ có nhu cầu học thiền vì hai lý do:
1. Thiền chủ trương luôn sống trong hiện tại. Cái hiện
tại đó không phải là sự trống rỗng lạnh lùng mà tràn
đầy năng lượng tỉnh thức của tâm chiếu sáng huyền
diệu. Trong sự tỉnh thức chiếu sáng ấy, lòng ta thấy
an ổn, tự tại và thoải mái. Người sống với hiện tại tràn
đầy như thế thì không ngoái cô nhìn lại quá khứ đê
hối tiếc, cũng không đắm mình vào tương lai để mơ
tường. Thực tại tối thượng luôn luôn là bây giò và nơi
đây trong từng giây từng phút tràn đầy niềm an bình
trong sáng và tĩnh lặng. Tâm giác ngộ hay tâm Phật tuy
rỗng lặng và bất động nhưng uyển chuyển, linh động
và bén nhạy vô cùng.
2. Lý do thứ hai là về phương diện lý thuyết và trài nghiệm
tâm linh thật sự, thiền không phân biệt sống và chết
thành hai trạng thái đối nghịch: Khi tâm bất động, tâm
trong trạng thái định, thì mọi sự phân biệt đều tự chúng
tan biến làm cho một nguồn năng lượng mạnh mẽ xuất
hiện nên mọi sự sợ hãi đều tự chúng tiêu trừ. Đó là tâm
dũng mãnh không sợ hãi hay vô úy.
188 I NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẠO PHẬT