Page 201 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 201
nhận biết hay tuệ tri phát triển để gia tăng khả năng chủ động
trong khi chiến đấu.
Kiếm sư Toshio dạy tiếp về điều này cho các môn sinh:
"Trong Kiếm Đạo, có bôh trạng thái tinh than phải vượt
qua, đó là sự khiêp hãi, hoảng sợ, nghi ngờ và hối rối. Những
thứ đó làm cho tâm quỷ vị bị xáo trộn. Khi tâm bị xáo trộn
thì các tư thê'cũng bị xáo trộn làm cho quý vị mất sự phòng
vệ và giúp cho đối thủ có cơ hội tấn công. Trừ phi tâm quý
vị luôn tràn đãy năng lượng, giữ tâm ỵên lặng và rộng mở
không giúp cho sự tấn công chớp nhoáng làm đối thủ mất
quân bình dù cho tinh than của họ không còn tỉnh táo. Nếu
tâm quý vị là tâm ban sơ, không có thành kiến, quý vị có thể
thấu rõ tất cả mọi hành động của đối phương và ra chiêu tự
do không chút ngan ngại, sử dụng tất cả những dịp may nào
xuất hiện để đánh hại đối thủ.
Trong Tlíĩên Phật giáo, 'tính không' nhĩêu lúc được giải
thích là luôn luôn duy trì tâm 'bình thường'. Đây là một
trạng thái tâm không có định kiến, tự do và hoạt động không
bị giới hạn bởi những ưa thích của cái ngã. Quý vị có thể
cho rằng thật quá khó khăn để có tâm ban sơ và cho đó là
trạng thái tâm tối ưu khó mà đạt được. Tuy nhiên, người
nào luyện tập Kiếm Đạo đến một mức độ nào đó thì can có
tâm ban sơ này.
Như đã được trình bày, sự huấn luyện Kiêm Đạo cơ bản là cả
tấn công lẫn phòng thủ, là luôn luôn duy trì trạng thái sơ tâm
xuyên qua sự học tập Kiếm Đạo. Tôi tin rằng đức tính của
Kiếm Đạo là đem tâm ban sơ được tôi luyện này vào trong
các sinh hoạt xã hội, làm cho đời sống gia tăng sự phong phú
và giá trị, mà không bị các quỳên lợi và cảm xúc của ngã chấp
chi phối.
Thiền và Võ Đạo I 2 0 3