Page 44 - Những bài Làm Văn 12
P. 44

thuyết về  phương pháp xây dựng một vài kiểu văn bản thì chúng ta không thể
    viết được một bài văn hay.

       Phân môn Làm  văn được dạy trong nhà trường với mục đích rèn luyện cho
    học sinh phương pháp xây dựng các loại văn bản thường sử dụng trong cuộc
    sống.  Bài  văn  gồm  nhiều  câu,  nhiều  đoạn,  mang  một  nội  dung  nhất  định,
    thông báo đến người đọc những điều mà người viết muốn truyền đạt.  Một bài
    văn hay phải là bài văn truyền đạt được đầy đủ ý và cảm xúc của người viết.
    Muốn viết được một bài văn hay, người viết phải có nhiều yếu tố cần thiết.
       Thứ nhất là kiến thức văn học và kiến thức xã hội phải vững vàng.
       Làm  văn là một phân môn có tính chất thực hành với mục đích rèn luyện kĩ
    năng  sử  dụng  ngôn  ngữ  viết  cho  học  sinh,  cho  nên  phải  được  làm  thường
    xuyên, liên tục, theo trình tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao. Các kiểu bài Làm
    văn thường  liên quan đến  kiến thức văn chương, tức là các tác phẩm đã được
    học. Vì thế, để có được kĩ năng  Làm  văn thì khâu quan trọng đầu tiên chính là
    chuẩn  bị chất liệu.  Kiến  thức  văn  học  không  phải  ngày  một  ngày  hai  mà  có.
    Chúng ta phải tích luỹ dần dần bằng mọi cách: nghe thầy cô giảng, đọc kĩ các
    bài văn, bài thơ trong sách giáo khoa và mở  rộng ra là tìm đọc tác phẩm cùng
    các tư liệu  bình  luận,  đánh  giá về  tác giả, tác phẩm  được đưa vào giảng  dạy
    trong  nhà  trường.  Người  xưa  dạy:  Có  bột  mới  gột  nên  hồ.  Kiến  thức  vững
    vàng, chính xác quyết định phần lớn đến chất lượng của bài viết.
       Học sinh  phải nắm  được một sô' khái  niệm và thao tác phân tích tác phẩm
    văn học, có được những tri thức cơ bản về thi pháp, về lịch sử văn học. Trước
    hết là hiểu được một số tác phẩm văn học ưu tú của nước nhà và thế giới, tiêu
    biểu cho những thể loại quen thuộc.

       Năng lực thưỏng thức,  phân tích một tác phẩm văn  học tuỳ thuộc vào trình
    độ  hiểu  biết cùng cách cảm thụ  của mỗi cá  nhân. Trước một bài thơ,  một bài
    văn  hoặc  một truyện  ngắn,  muốn  hiểu  được cái  hay về  nội  dung,  cái  đẹp về
    nghệ thuật, người đọc phải vận  dụng  hiểu  biết của mình về  hoàn cảnh  ra đời
    của tác phẩm, tâm trạng và mục đích sáng tác của tác giả, đặc trưng của thể
    loại,  của ngôn  từ và  hình  tượng văn  học trong tác phẩm...  Mà  muốn  có  được
    ngần ấy thứ thì phải học, học nữa, học mãi, để không ngừng bổ sung và nâng
    cao vốn kiến thức văn chương cùng vốn sống thực tế.
       Mọi người đều biết rằng  mỗi tác phẩm văn  học là  một thế giới  nghệ thuật
    chứa  đựng  đầy  ý  nghĩa,  được  biểu  hiện  qua  những  tín  hiệu  ngôn  ngữ  nghệ
    thuật,  qua những  hình tượng văn  chương  độc đáo, sản  phẩm  trí tưởng tượng


                                                                           43
   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49