Page 176 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 176
Cha tôi thích văn học Pháp, ông bảo tôi phải cho các cháu đọc “Không
gia đình”, “Những người khốn khổ”... Khi rảnh rỗi ông thường nằm võng
lấy bản tiếng tiếng Pháp của Victor Hugo ra coi. Cha tôi hay đọc lại Nguyễn
Công Hoan, Nguyên Hổng, Nam Cao và các tác giả cùng thời với ông,
thỉnh thoảng ông lại nói tôi tìm cho ông vài cuốn sách mới in có chữ lớn
để mắt dễ nhìn hơn. Sau này cho tới khi tuổi cao mắt yếu, đeo kính mắt
vẫn đọc không rõ, ông thường chịu khó dùng tay soi một chiếc kính lúp cỡ
lớn trên mặt sách báo để cho dễ thấy hơn.
Liên quan giữa học và hành, cha tôi có một phân biệt khá thực tế giữa
việc học để trau dổi kiến thức và học để lấy bằng cấp. ông luôn đòi hỏi
chúng tôi cẩn cố gắng hết sức khi ngồi trên ghế nhà trường, nhưng không
khuyến khích bằng mọi cách phải vào đại học, ông nhắc trong thư viết cho
chị tôi: “Việc kiến thiết xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cũng như kiến thiết
miền Nam chẳng những cần kỹ sư, bác sĩ... mà còn rất cẩn thợ giỏi, y tá
giỏi, cô giáo, thầy giáo giỏi nữa... Miễn là phẩm chất cách mạng tốt, tinh
thẩn phục vụ cao, chuyên môn giỏi là được. Chớ chỉ coi trọng trình độ đại
học, cố ước ao, tới khi không được thì bi quan là không đúng”. “Con học
đại học dự bị hoặc xin học trung cấp chuyên môn nào mà con thích. Học
xong xin đi làm thợ, vừa lao động vừa học thêm. Cách nào cũng đểu tốt
cả. Bố đểu bằng lòng cả. Điểu cần thiết là phải say sưa tự học, tìm sách mà
đọc thêm, mà mở rộng kiến thức”.
Cha tôi mong con cái học tập cho nên người và cũng muốn con cái biết
lao động như mọi người. Khi chúng tôi học xong ông để chúng tôi tự đi
tìm việc, chỉ khuyên nên làm gì cho đúng khả năng của mình. Chị tôi vào
Đài Truyền hình làm phóng viên, tôi làm kiến trúc sư ở Bộ Xây dựng, em
tôi làm kỹ thuật viên trong một xưởng điện tử. Trong suốt bao nhiêu năm
là lãnh đạo tại thành phố rổi Trung ương cha tôi chưa bao giờ can thiệp để
xin cho chúng tôi một chồ ngổi tốt hơn người khác, ông chỉ hy vọng con
cái trở thành những người lao động có ích cho xã hội, phấn đấu theo lý
tưởng mà cha mẹ đã suốt đời ôm ấp. Khi còn hoạt động trong chiến khu,
nghe báo chị tôi đã thành đoàn viên, ông viết ngay cho mẹ tôi: “Được tin
con được kết nạp vào Đoàn, tôi vui mừng cảm động muốn chảy nước mắt.
Hối nhớ lại 40 năm vế trước bố nó được kết nạp vào “Học sinh đoàn”, lúc
đó không thể nghĩ thấy trước được là 40 năm sau mình lại có mấy đứa con
175