Page 171 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 171

Đến cuối năm 1997, bịnh cũ tái phát, sức khỏe của anh giảm sút nhiéu,
            cơ thể héo mòn dần. Đó là những căn bịnh tích tụ từ hậu quả của những
            trận đòn tra tấn ở ngục tù Côn Đảo và những năm dài sống ở rừng rậm
            trong chiến khu.
              Vào những ngày chuẩn bị đón mừng 30 tháng 4, nghe tôi và các con bàn
            thêm việc tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày cưới của anh và tôi, anh gật đầu
            đổng ý và nói chậm rãi đầy vẻ ưu tư: “Nhanh quá!  Mới đây mà nửa thế
            kỷ rổi! Trong nửa thế kỷ, bố mẹ xa nhau thì nhiếu, gẩn nhau lại ít. Lúc bố
            mạnh khỏe thì xa mẹ và các con, lúc được gẩn nhau thì bố lại yếu đau làm
            cho mẹ và các con phải cực vì bố”. Tôi bất giác nói liến; “Cực vậy chớ có
            người muốn mà không được đó. Bố mấy nhỏ cứ yên tâm lo dưỡng bịnh.
            Kỳ này thấy da dẻ mịn màng tốt lắm rổi!”.

              Lời nói của anh như còn văng vẳng bên tai. Anh nói vậy để an ủi, chớ
            thật ra anh cũng hiểu được sống bên nhau dù già yếu bệnh tật vẫn là điều
            hết sức quí giá. Cuộc chiến ác liệt ở miền Nam kéo dài 21 năm, thì 16 năm
            đằng đẵng chúng tôi sống xa cách nhau trong khắc khoải lo âu, chờ đợi,
            Nhiếu lúc tưởng chừng như không còn gặp lại nhau được nữa, vì những
            cơn sốt rét ác tính, vì B.52  rải thảm, vì bom  đạn chất độc hóa học trút
            xuống như mưa, cái chết và cái sống gán nhau trong gang tấc.
              Năm mươi năm tính từ ngày chúng tôi cưới nhau, nhiếu lấn anh ra đi
            rổi trở vể, chỉ có lẩn này không thể ngờ được, anh ra đi, ra đi mãi mãi...
              Anh Mười ơi, anh mất đi nhưng anh vẫn sống mãi trong tim vỢ con anh
            và trong niềm thương tiếc của đổng bào, bạn bè, đổng chí. Xin nguyện hứa
            với anh, còn sống ngày nào tôi còn cố gắng làm việc ngày ấy và nhắc nhở
            con cháu nối chí của anh, hướng theo hoài bão ước mơ mà anh phấn đấu
            suốt cuộc đời để mưu cẩu hạnh phúc cho nhân dân, quần chúng và tuổi
            trẻ yêu thương.















            170
   166   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176