Page 83 - Nằng Lượng Kì Diệu
P. 83
Rốt cuộc trong “Giếng phun khí” chôn dấu khí gì? Hoá ra đó là hơi đốt tự
nhiên. Hơi đốt tự nhiên thường sinh ra cùng với dầu thô, thành phẩn chủ yếu của
nó là mêtan, êtan, ankan 3 và butan. Trong đó mêtan chiếm tỉ lệ lớn nhất, thường
chiếm trên 80%, thậm chí đôi khi còn cao tới 95%.
Trung Quốc là quốc gia sử dụng hơi đốt tự nhiên làm nhiên liệu sớm nhất thế
giới. Ngay từ năm 200 trước công nguyên, huyện Lâm Công, Tứ Xuyên(nay là
huyện Công Hiệp, Tứ Xuyên) đã sử dụng hơi đốt tự nhiên để đun muối. Nội dung
bài thơ trên miêu tả chính là tình hình sử dụng hơi đốt tự nhiên để đun muối.
Theo giới thiệu trong sách cổ, loại giếng hơi đốt tự nhiên này sâu khoảng 200m.
Nhưng thời gian sử dụng hơi đốt tự nhiên có ghi chép của người Anh là năm 1668,
muộn hơn Trung Quốc hơn 13 thế kỉ.
Việc phát hiện ra hơi đốt tự nhiên có liên quan đến việc đào giếng của người
cổ đại. Khi người cổ đại tăng thêm độ sâu đào giếng, cũng đã bắn thủng những
tầng có dầu và có hơi đốt tự nhiên bay lên. Vào thời kỳ Đạo Quang năm thứ 16
đời Thanh tức là từ năm 1821 đến năm 1850, ở Tứ Xuyên đã có nhiếu những
người khoan giếng cừ khôi, họ dùng máy khoan chế bằng cây tre cây gỗ, khoan
thủng tầng đất chủ yếu của giếng khí đốt tự nhiên, làm thành mỏ khí sầu trên
l.OOOm, giúp cho việc khai thác khí đốt tự nhiên đạt đến trình độ rất cao.
Giếng dâu thô và khí đốt tự nhiên đi cùng nhau
Khí đốt tự nhiên cũng giống như dầu thô, là do xác động thực vật hàng mấy
trăm vạn năm trước đọng lại dưới đáy nước dưới điểu kiện cách biệt với không
khí bị vi khuẩn phân huỷ mà tạo thành. Khí đốt tự nhiên và dấu thô cùng được
sinh ra, nhưng thành phần chủ yếu cùa nó là mêtan, vì thế khả năng phát nhiệt
84