Page 78 - Nằng Lượng Kì Diệu
P. 78
Vì sao khi đó không dùng xăng để thắp đèn? Đó là do tính cách than rất nóng
nảy. Chỉ cần châm lửa lên là nó sẽ cháy đùng đùng, không nói đến thắp đèn, đến
cả một giá đèn cũng sẽ bị nó đốt cháy. Làm không tốt, nó sẽ dẫn đến cháy nổ, gây
ra hoả hoạn. Cho nên chẳng ai dám dùng nó để chiếu sáng nữa.
Vậy thì, dùng “anh ba” dầu nặng để thắp đèn có được không? Không được, nó
căn bản không thể thắp được. Vì dầu nặng có điểm cháy cao, phải đạt được nhiệt
độ rất cao mới có thể đốt cháy. Dùng nó để thắp sáng quá khó khăn.
Còn “tính cách” của dầu hoả phù hợp với thắp đèn. Nhiệt độ cháy của nó
không cao, châm lửa đốt rất thuận tiện. Khi đốt cháy, dầu hoả không nóng nảy,
giống như đèn dầu madút cổ xưa, rất nhẹ nhàng. Do dầu hoả rẻ hơn dầu madút,
thế là đèn dầu hoả rất nhanh chóng thay thế đèn dầu madút, một thời thịnh hành
ở thành phố và rất nhiều miền quê. Cho đến khi đèn điện xuất hiện, nó mới được
đưa vào viện bảo tàng.
Không có đèn dầu, dầu hoả còn có đất dùng nữa không? Ban đầu có người
nghĩ dùng nó để làm nhiên liệu động cơ đốt trong, tuy nhiên do nó quá “ôn hoà”,
trong động cơ đốt trong không thể phát huy hết tác dụng, đành phải chịu lép vế
trước xăng.
Về sau, mọi người phát hiện thấy động cơ đốt
trong thời kỳ đẩu cũng có nhiều nhược điểm. Nó
giống như động cơ chạy bằng hơi, dựa vào sự chuyển
động của pittong, rồi thông qua tay quay và cần vận
chuyển mới biến thành chuyển động quay, vô cùng
phức tạp. Vậy là, có người nghĩ đến việc bỏ pittong và
xilanh, để khí đốt trực tiếp thúc đẩy lá gió quay. Cách
nghĩ này giống như nguyên lí của đèn tẩu mã ngày xưa.
Nhiệt sinh ra từ ngọn nến trong đèn tẩu mã thúc đẩy
lá gió quay, kéo theo người giấy ngựa giấy đều quay.
Đèn dâu tháp sáng
79