Page 79 - Nằng Lượng Kì Diệu
P. 79

Năm  1872, công trình sư người Đức Xitu lần đầu tiên thiết kế ra máy tuabin
       kiểu  nhiệt  không  khí,  và trở thành  độc  quyển.  Năm  1906,  công  trình  sư  người
       Pháp  Manga và  Limali  chế thành  một chiếc  máy tua bin  khí  đốt  mang tính thí
       nghiệm.  Đến  thập  niên  30  của  thế kỉ  này,  máy tuabin  khí  đốt  cuối  cùng  cũng
       xuất hiện.

           Năm  1928, nhà khoa học người Anh Huter chỉ rõ, dùng phản lực bằng máy
       tuabin khí đốt để thúc đẩy máy bay đồng thời đưa ra ý tưởng động cơ phản lực

       tuabin. Năm  1937, chiếc động cơ phản lực đầu tiên được chế tạo thử. Tuy nhiên
       phải đến ngày 14 tháng 5 năm 1941, động cơ phản lực mới thí nghiệm thành công
        ở Anh và lắp trên máy bay. Nhưng trước đó hai năm, tức là năm 1939, công trình
        sư nổi tiếng người Đức Aohaimo lại dẫn đầu việc lắp động cơ phản lực lên máy
       bay,  được đặt tên  là  Hel  78.  Vào  ngày 27  tháng  8  năm  này,  nước  Đức đến  sau
        nhưng vượt lên trước, đã đưa chiếc máy bay phản  lực đẩu tiên trên thế giới lên
       bầu trời.

           Việc phát minh ra máy bay phản lực đã giúp ngành hàng không phát triển lên
        một giai đoạn mới. Từ đó nó thay thế máy bay kiểu pittong và thống nhất thiên hạ
        của các phương tiện hàng không. Có ý nghĩa hơn là, nhiên liệu đốt trong động cơ

        máy bay kiểu pittong là xăng, còn nhiên liệu đốt trong máy bay phản lực lại là dầu
        hoả. Vì sao vậy?
           Nguyên nhân chính là kết cấu  động cơ phản  lực và động  cơ pittong  không

        giống nhau. Trong động cơ phản lực không có pittong và xilanh, vì thế không tổn
        tại vấn đế tổn hại đến xilanh, như vậy, không yêu cầu tính kháng nổ tốt của nhiên
        liệu. Do đó, nó không yêu cẩu loại nhiên liệu có giá trị ankan 8 cao như xăng. Hơn
        nữa, động cơ phản lực yêu cẩu nhiên liệu cháy mạnh trong phòng nhiên liệu, tạo
        ra phản lực thúc đẩy máy bay bay lên. Như vậy, nó chủ yếu cần nhiên liệu có giá
        trị phát nhiệt tốt. Muốn giá trị phát nhiệt cao, thì yêu cầu mật độ nhiên liệu cao.
        Hơn nữa, mật độ nhiên liệu cao, thì dù khoang chứa nhiên liệu trên máy bay sức

        chứa có hạn cũng vẫn có thể dự trữ được nhiều nhiên liệu. Mà dầu hoả cất phân
        đoạn từ  150°c đến 250°c có giá trị phát nhiệt cao, mật độ cũng lớn. Vậy là, dùng
        nó  để làm  nhiên  liệu  cho  động  cơ  phản  lực  là  thích  hợp  nhất.  Cũng  chính  vì
        nguyên  nhân  này,  loại  dầu  thô  này  được  gọi  là  “dầu  hàng  không”  hoặc  “dầu
        máy bay”.



        80
   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84