Page 85 - Nằng Lượng Kì Diệu
P. 85
6 . NGUỐNNÀNG LƯỢNG
THIÊN BIẾN VẠN HOA-ĐIỆN NANG
Mọi người thường coi những ứng dụng điện năng là một dấu mốc của hiện
đại hoá. Nhà lãnh đạo cách mạng Lênin đã từng nói: “Chỉ khi đất nước thực hiện
điện khí hóa, xây dựng cơ sở kỹ thuật công nghiệp hiện đại hoá cho các ngành
công nghiệp, nông nghiệp và giao thông, thì chúng ta mới có thể đi đến thắng lợi
cuối cùng”. Trong đại hội đại biểu lần thứ VIII toàn nước Nga Xô viết, Lênin đã
đưa ra nhận định nổi tiếng “Chủ nghĩa cộng sản chính bằng chính quyến Xô viết
cộng với điện khí hoá toàn quốc”. Trung Quốc cũng có một câu khẩu ngữ dân
gian ví với sự hiện đại hoá: “Trên láu dưới lầu, đèn điện điện thoại”. Những câu
này tuy không thể khái quát toàn bộ công năng của điện, nhưng ít nhất cũng thể
hiện rõ tác dụng của điện đã ăn sâu vào tâm trí mọi người.
Điện dường như là một thứ không thể sờ tới được, nhưng từ khi nó được con
người phát hiện và ứng dụng thì chúng ta có thể cảm nhận sâu sắc tầm quan trọng
của nó. Điện có thể làm cho đèn phát sáng, giúp cho lò phát nhiệt, giúp cho loa
phát ra âm thanh, giúp cho điện ảnh xuất hiện những hình ảnh, giúp cho quạt có
thể quay... Vậy cuối cùng điện là gì? Vì sao nó lại có vai trò lớn như vậy? Mọi
người làm thế nào để phát hiện và ứng dụng điện - loại năng lượng thần bí và vĩ
đại này? Muốn trả lời những vấn đề /lày, chúng ta hãy bắt đầu từ lai lịch của
từ “điện”.
Mưa và hổ phách
Điện tuy không nhìn thấy, nhưng chúng ta vẫn có thể cảm tháy nó trong tự
nhiên. Tia lửa điện trong mưa dông chính là một ví dụ.
Từ “điện” trong chữ phồn thể của Trung Quốc gồm phần trên là chữ “vũ”, có
nghĩa là “mưa”, bên dưới là chữ “điền” lại thò ra một nét như cái chuôi trông
86