Page 87 - Nằng Lượng Kì Diệu
P. 87

cùng mạo hiểm, về sau khi có người làm theo thí nghiệm của ông đã bị chết vì bị
        sét đánh. Bởi vậy, ngày nay chúng ta không nhất thiết phải làm lại thí nghiệm đó.

            Thí nghiệm của Benjamin Pranklin đã mở ra bản chất của điện, và cũng đập tan
        những quan điểm sai trái coi sấm sét là sự phẫn nộ của thiên thần và lời của trách
        của mẹ Sét, bố Thiên Lôi đã nói trong các câu chuyện thần thoại. Nhưng điều gây
        hứng thú chính là trong câu  chuyện thần  thoại của Trung Quốc đã tưởng tượng
        sấm sét thành “Thiên Lôi” và “mẹ Sét” cũng có ý nghĩa nhất định. Vì thí nghiệm
        khoa học chứng minh rõ điện thực ra gồm có phần điện dương và điện âm.

            Hiện nay các nhà khoa học cũng đã hiểu rõ, năng lượng sấm sét bắt nguổn từ
        năng lượng bức xạ Mặt Trời. Sấm sét thường xảy ra vào mùa hè, đó là vì mùa hè
        Mặt Trời chói chang thiêu đốt Trái Đất khiến mặt đất tạo luồng khí ẩm bốc lên
        trên hình thành những đám  mầy dông. Trong điểu kiện  nhất định,  giữa  những

        đám  mây dông  hoặc  giữa  những đám  mây dông và  mặt  đất  xảy ra  hiện  tượng
        phóng  điện.  Thời  gian  phóng  điện  rất  ngắn,  chỉ  khoảng  1.2/100.000  giây.  Thời
        gian phóng điện tuy ngắn nhưng cường độ dòng điện lại rất lớn, có thể đạt tới 1-
        10 vạn Ampe.  Dòng điện khiến không khí bị ion hoá, và gây ra ánh chớp; dòng
        điện khiến không khí chấn động nên kéo theo tiếng sấm. Dòng điện và điện áp do
        sấm sét tạo ra rất lớn nên công suất sinh ra cũng rất lớn, có thể đạt tới vài trăm
        triệu kw. Công suất này còn lớn hơn công suất của những trạm điện lớn nhất con
        người xây dựng hiện nay vài chục lần. Tuy nhiên, do tia lửa điện kéo dài không

        bao lâu nên công suất của nó cũng không lớn, không như trạm phát điện có thể
        phát điện không ngừng. Công suất của tia lửa điện không đến  10 kw, chỉ đủ cho
        10 bóng điện 100 w  chiếu sáng trong 1 giờ đồng hồ. Vì vậy, tia lửa điện khó có thể
        được sử dụng làm nguổn năng lượng trong công nghiệp.

            Năng lượng tự nhiên sản  sinh ra điện, vậy thì  con  người  có  thể tạo  ra điện
        không?  Có thể.  Ngay từ thời kỳ nhà  Hán  (trước công nguyên  hàng trăm  năm),
        người Trung Quốc đã biết dùng biện pháp nhân tạo để tạo ra điện.

            Học giả triều Hán tên là Vương Sung trong cuốn sách “Luận hành” của mình
        đã  viết:  “Đốn  Mâu  dính vào cây giới,  đá nam  châm  dẫn  vào  kim  châm”.  “Đốn
        Mâu” tức là “đồi mồi”, là một loại mai rùa biển. “Giới” là chỉ các cây cải nhỏ. Ý
        nói đổi mồi có thể hút những cây cải nhỏ, đá nam châm có thể hút thép. Đá nam
        châm hút thép thì tương đối rõ ràng, còn đồi mổi thì làm sao có thể hút cây cỏ?


        88
   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92