Page 88 - Nằng Lượng Kì Diệu
P. 88

Hoá ra sau khi dùng đổi mỗi và da lông cọ sát vào nhau sẽ sản sinh ra tĩnh điện,
       hút được những vật nhỏ.  Có thể thấy Trung Quốc từ thời đó đã biết cách dùng
       phương pháp thủ công để tạo ra tĩnh điện.  Nhà y học thời Nam Bắc Triều  Đào

       Hoằng  đã phát hiện ra hổ  phách cầm  nóng trong lòng bàn  tay cũng có thể hút
       được cây cỏ nhỏ.  Hổ phách là vỏ  nhựa cây có trong những con côn trùng nhỏ,
       tính chất của nó không khác nhiều so với đồi mổi.

           Nghe nói vào năm 600 sau công nguyên, nhà triết học người Hy Lạp Lis cũng
       phát hiện ra hổ phách và da lông ma sát vào nhau có thể hút được những vật nhỏ
       và nhẹ như lông chim. Về sau, một người Anh tên là Jier Bo lại phát hiện thêm
       những thứ khác sau khi ma sát cũng có hiện tượng như vậy. Ví dụ như dùng thuỷ
       tinh và lụa ma sát vào nhau... Jierbo gọi những hiện tượng này là cách làm “điện”,
       có nghĩa tiếng Anh là “electricity”, từ tiếng Anh này bắt nguồn từ chữ hổ phách
       phiên âm theo chữ Latinh tức là “electrum”. Xem ra từ “điện” trong tiếng Anh và

       tiếng Hán đều thể hiện nguồn gốc của điện.

           Năm  1733, nhà hoá học người Pháp Difu qua thực nghiệm đã thêm một lần
       nữa phát hiện ra tính chất của điện, ông lấy một thanh hổ phách có điện sau khi
       cọ sát với da lông thú, rồi để gần vào một thanh thuỷ tinh thì phát hiện thấy giữa
       chúng có sự hút nhau; tuy nhiên dùng hai thanh hổ phách có điện hoặc hai thanh
       thuỷ tinh có điện dựa sát vào nhau thì chúng lại đẩy nhau. Vậy là ông cho rằng hai
       loại đồ vật có chứa điện có tính chất khác nhau, một loại chứa “điện thuỷ tinh”,
       một loại chứa “điện hổ phách”. Sau này các nhà khoa học phân biệt gọi chúng là
       “điện  dương”  và  “điện  ầm”,  đây  giống  như  “Thiên  Lôi”  và  “mẹ  Sét”trong  câu
       chuyện thần thoại của Trung Quốc. Hoá ra nguồn điện có đặc tính thú vị: “cùng

       tính chất thì đẩy nhau, khác tính chất thì hút nhau”.

           Hiện nay chúng ta đã không còn lạ với tĩnh điện, vì khi chúng ta dùng lược
       nhựa chải đầu, hoặc khi cởi áo len dệt nhân tạo sẽ phát hiện thấy phát ra tia lửa
       kêu lẹt xẹt.  Những hiện tượng  này đều là do tĩnh điện tạo nên. Trước đây,  mọi
       người chưa phát hiện ra những tác dụng của tĩnh điện, nhưng ngày nay mọi người
       đã tìm ra cách dùng, ví dụ như dùng tĩnh điện phôtô, tĩnh điện loại bụi, tĩnh điện
       bông  thực vật và tĩnh điên  phun  sơn...  Tuy nhiên, việc sử  dụng tĩnh  điện  cũng
       không nhiều, vì thế các nhà khoa học lại tìm ra một loại điện có thể làm động lực
       -  điện chuyển động.



                                                                                    89
   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93