Page 254 - Máy Và Thiết Bị Lạnh
P. 254
dụng của những nguyên nhân bên ngoài như sự thay đổi của nhiệt độ nước làm mát,
sự biến đổi của lưu lượng và nhiệt độ hơi vào bình ngưng, sự biến động của mức lỏng
trong bình ngưng v.v...
Trên hình 10. Ib tác dụng tổng hợp của tất cả các yếu tố bên ngoài tới áp suất
ngưng tụ được quy ước trình bày bằng đại lượng fj^,. Van điều chỉnh nước (8) ở đây
đóng vai trò của thiết bị điều chinh tự động và được đặt trên đường nước làm m át ở
lối vào bình ngưng. Khi áp suất ngưng tụ thay đổi thỉ van này sẽ điều chỉnh lượng
nước vào làm m át bình ngưng. Tác động điéu chỉnh (x) này được truyền tới đối tượng
điéu chỉnh qua kênh liên hệ thuận (7). Không gian hơi của bình ngưng và không gian
phía trên màng (4) của thiết bị điều chỉnh (8) được thông với nhau qua ống (5), do
vậy đại lượng điều chỉnh là áp lực hơi (y) trong bình ngưng sẽ tác động lên van điều
chỉnh tự động (8) qua kênh liên hệ ngược (5) này.
Vít 1 dùng để hiệu chỉnh van điểu chỉnh nước theo áp suất ngưng tụ yêu cầu qua
thay đổi lực nén của lò xo hiệu chinh. Phần tử cảm biến của bộ điểu chỉnh là màng
4, nó bị tác động trực tiếp của áp suất ngưng tụ. Như vậy cấn van 3 nhận được đổng
thời tín hiệu của áp suất ngưng tụ và lực nén của lò xo, người ta gọi cần này là phần
tử so sánh của bộ điều chỉnh. Nếu hai tín hiệu tác động này không cân bàng nhau
(vê trị số) thì sẽ gây nên lực tác động lên cơ quan điểu chỉnh 2 để thiết lập vị trí
cân bàng mới.
Khi áp lực ngưng tụ tăng thì lực tác dụng lên m àng lớn hơn lực của lò xo và
cần 3 'đi xuống mở to van 2 tăng lưu lưỢng làm m át vào bình ngưng (trị số x táng).
Như vậy, đại lượng điều chỉnh (y) ở đây là áp suất ngưng tụ sẽ thay đổi (giảm) khi
đó giá trị điều chỉnh sẽ khác với giá trị đặt, nhưng sau đđ do được làm m át tốt nên
áp suất ngưng tụ sẽ giảm đi làm van 2 đóng bớt lại. Các quá trình tăng giảm tương
tự sẽ xảy ra cho đến khi lập lại trạng thái cân bằng ban đẩu, tức là áp suất ngưng
tụ dao động xung quanh giá trị không đổi đã chọn.
Hệ thống điểu chỉnh như vừa khảo sát được gọi là hệ thổng kín vì đối tượng điều
chỉnh và thiết bị điều chỉnh tự động có liên hệ với nhau bằng các kênh liên lạc thuận
(7) và ngược (5).
10.1.2. Hệ thống bảo vệ tự động
Hệ thống bảo vệ tự động dùng để ngát (không cho làm việc nữa) đối tượng cần
bảo vệ hay các phần tử nào đd khi đại lượng cần khống chế của nđ đạt tới giá trị
quy định (nguy hiểm hay không mong muốn, ...). Hệ thống bảo vệ tự động gồm có đối
tượng bảo vệ, các thiết bị kiểm tra và điều khiển tự động, các kênh dẫn liên hệ thuận
và ngược.
Trên sơ đồ hình 10.2 là hệ thống bảo vệ tự động động cơ điện của máy nén theo
tín hiệu áp suất đầu đẩy của rơle áp suất cao. Đối tượng bảo vệ ở đây là động cơ 7
của m. y nén lạnh, thiết bị kiểm tra tự động là rơle áp suất cao 3, thiết bị điểu khiển
là khở động từ 1 còn kênh liên hệ ngược là ống nối đường đẩy 6 của máy nén với
phẩn tử cảm biến 5 của thiết bị kiểm tra 3.
Phẩn tử cảm biến được chế tạo ở dạng hộp xếp (5) để tiếp nhận đại lượng kiểm
tra y là áp suất đẩy qua kênh liên hệ ngược 6. Phẩn tử so sánh 4 trong rơle áp suất
cũng là một hệ thống cấn truyển động mà khi áp suất đẩy vượt quá giá trị quy định
thì nó cho tín hiệu ngắt động cơ máy nén (mở tiếp điểm điều khiển trong rơle áp
suất). Cũng như trong các sơ đổ bảo vệ tự động khác, ở đây tín hiệu cũng được xử
lý bàng phần tử so sánh và thay đổi đột biến. Công suất ngát của công tắc rơle phải
248