Page 74 - Huế Trong Tôi
P. 74
chịu ảnh hưởng tư tưởng mới, bản thân nhà vị Tế tửu
(Hiệu trưởng) nổi tiếng có nhiều sách Tân thư, điều đó
không khỏi tác động đến các học sừih nhà trường.
Trong điều kiện học tập thuận lợi đó, kết họp với tài
năng và ý chí có sẵn, Đào Nguyên Phổ đã đỗ đầu kỳ thi
Đình (Hoàng giáp) khoa Mậu Tuất (1898), rồi được bổ
dụng làm quan tại triều, sung chức Hàn lâm thừa chỉ,
chuyên soạn các đạo dụ và chiêu chỉ của nhà vua. Thời
gian này, ông đã kết giao với một số sĩ phu yêu nước có tư
tưởng đổi mới như Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp,
Huỳnh Thúc Kháng..., nhờ vậy nhãn quan chính trị được
mở rộng, nhận thức chúih trị phát triển theo xu hướng
tiến bộ một cách mạnh mẽ, dứt khoát hơn.
Thêm vào đó, cũng vào thời kỳ này một điều kiện mới
đã tới với Đào Nguyên Phổ. Đó là việc thực dân Pháp chủ
trương mở rộng nền giáo dục Pháp - Việt, đề cao việc
dùng tiêhg Pháp trong nhà trường và ngoài xã hội đê
phục vụ đắc lực cho công cuộc khai thác bóc lột thuộc địa
trên quy mô lớn - đây là thời kỳ khai thác thuộc địa lần
thứ nhất từ năm 1897. Đào Nguyên Phổ được chọn vào
học theo lôi mới tại Pháp tự quốc gia học đường tại Huế
(1898) với chuyến ngữ tiếng Pháp. Chi một thời gian sau
ông đã có thể sử dụng tiếng Pháp, tạo một điều kiện rất cơ
bản để có thể làm quen với tư tưởng dân chủ của cách
mạng tư sản Pháp, cũng như nhận thức về bước tiến hóa
xã hội sâu sắc hơn. Có thể khẳng định việc Đào Nguyên
Phổ bị bãi chức về quê năm 1891, rồi sang Nam Định dạy
học đã tạo nên bước ngoặt thứ hai vô cùng quan trọng
72