Page 39 - Huế Trong Tôi
P. 39

với  bên  ngoài,  buộc  ông  trong  vòng  hai  tháng  phải  ổn
        định  tình  hìrứi,  đưa  được  vua  Hàm  Nghi  về triều.  Việc
        Nguyễn  Văn  Tường  trở  lại  Huế  sau  sự  kiện  mồng  4
        tháng  7  sau  này  đã  trở  thành  một nghi  án  đối  với  ông.

        May mắn là những tư liệu lưu trữ mới được phát hiện ở
        Pháp và Tahiti đã cho thây một sự thật đáng tự hào.  Đó
        là trong nanh vuốt của kẻ thù, bị tòa chiết mọi điều kiện,
        ông vẫn bí mật hoạt động và chừứì tướng giặc De Courcy
        đã ra lệnh bắt khẩn câ'p ông,  rổi kết tội ông đã chống lại
        chúng,  sau  khi  phát  hiện  ra  một  bức  mật  thư  của  phái
        viên phía lực lượng kháng chiến chuyển tới.  Nên rứiớ là
        trên chuyến tàu chở Nguyễn Văn Tường ra hải đảo có cả
        Tôn  Thâ't  Đính  (thân  sinh  Tôn  Thâ't  Thuyết)  và  Phạm
        Thận  Duật  (một  vị  đại  thần  chôhg Pháp bị  Pháp bắt  tại

        Quảng Trị trên đường ra Bắc để khuây động phong trào
        Cần  Vương),  cả  ba  người  đều  là  kẻ  thù  không  đội  trời
        chrmg với  giặc Pháp.  Tại Tahiti,  trên mảnh đất lưu  đày,
        uất ức vì chí lớn không thành,  ông đã lâm bệnh nặng và
        qua đời vào ngày 29 tháng 6 năm Bính Tuâ't (dương lịch
        là ngày 30-7-1886).
            Viết  tód  đây,  chúng  tôi  chợt  nhớ  tới  một  kỷ  niệm
        trong nghiên  cứu sử học của mình.  Trong cuộc hội  thảo
        về  Nguyễn  Văn  Tường  và  phong  trào  Cần  Vương  tổ
        chức  tại  Trường  Đại  học  Sư  phạm  Thành  phố  Hồ  Chí
        Minh năm 1996, GS. Trần Văn Giàu - Anh hùng Lao động,
        nhà cách mạng lão thành khi xem tâm ảnh chụp Nguyễn
        Văn  Tường  mâ't  trên  giường bệnh,  đã  nói  với  chúng  tôi

        rằng, với nét mặt thanh thản của một con người trước khi


                                                                 37
   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44