Page 100 - Huế Trong Tôi
P. 100

Tạm dịch:
                     Mùa đông mọi vật đều xơ xác,
                     Xóm ruộng, thông già cứ tôi xanh,
                    Mưa dội, gió lay, lòng vẫn thê'
                     Trượng phu không thẹn với câu bình.
              Ông còn dày công nghiên cứu địa lý, lịch sử nước nhà
          và biên soạn nhiều tác phẩm  lưu lại đời sau.  Những công
          trình địa chí, như Hà Nội tỉnh chí, Tân biên Nam Định tỉnh địa
          dư chí lược,  Đại An bản  mạt khảo, Đại An huyện chí,  Tiên phả
          dịch lục... là những tài liệu quý cho công tác nghiên cứu địa

          chí, lịch sử và giáo dục truyền thống trong cả nước.
              Đến năm Giáp Thìn, niên hiệu Thành Thái năm thứ 6
          (1904), Tiến sĩ Khiếu Năng Tĩnh về trí sĩ tại quê nhà.  ông
          mâ't ngày 6 tháng 4 âm lịch (1915), thọ 83 tuổi.
              Về phần Phan Bội Châu, cảm tấm lòng tri ngộ của Tế
          tửu  Quốc Tử Giám  Khiếu  Năng  Tĩnh  mà  ông trọng như
          bậc thầy, năm 1905 trước khi sang Nhật khởi đầu cho cuộc
          vận  động  cứu  nưóc  kiên  trì,  có  nhiều  hiểm  nguy  nhưng
          không ít phần sáng tạo, có thòi điểm đạt tới châ't bi hùng,
          ông đã về quê bái biệt thầy. Không chỉ vậy, đêh năm 1911,
          Phan  Bội  Châu  đã  bí  mật  đứng  lên  quyên  tiền  hội  đồng
          môn để xây câ't một ngôi nhà trên nền nhà cũ để thầy ở và
          dạy học trong những năm cuối đời tuổi già.

              Năm 2005, được sự quan tâm của co quan chuyên môn
          về  văn  hóa  -  bảo  tàng,  chứửi  quyền  địa  phương  và  con
          cháu  dòng họ  Khiếu,  di  tích  nhà  thờ Tiến  sĩ  Khiếu  Năng
          Tĩnh đã được nâng cấp tu sửa khang trang, khuôn viên khu
          lăng  mộ  được  mở  rộng,  còn  lưu  giữ  được  văn  bia,  sắc


          98
   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105