Page 96 - Huế Trong Tôi
P. 96
thân; ông Khiếu Năng Tĩnh hiện làm Tế tửu Quốc Tử Giám
rất quý trọng tôi, lúc này tôi lại kết bạn đổng tâm với
Đặng Nguyên Cẩnk ông Mai Son Nguyễn Thượng Hiền^
râ't tán thưởng bài phú Bái thạch vi huynh của tôi". Sau đó
Phan Bội Châu còn cho biết thêm là trong dịp này, ông
được Nguyễn Thượng Hiền đưa cho xem bài Thiên hạ đại
thếluận của ông Nguyễn Lộ Trạch^ nhờ đó mà "tư tưởng
thế giói của tôi mới bắt đầu nảy mầm. ông lại cho tôi
mượn các sách như Trung Đông chiến kỷ, Phô’Pháp chiên kỷ
và Doanh hoàn chí lược^.Tòi xem những sách ấy mới hiếu
sơ qua về tình hình cạnh tranh trên thế giới và thảm trạng
mâT nước, nòi giống diệt vong, lòng tôi càng được kích
1. Đặng Nguyên Cẩn người làng Lưong Điền, huyện Thanh
Chương, tinh Nghệ An, đỗ Phó bảng, rồi được bổ dụng vào ngành
giáo chức. Tham gia phong trào yêu nước đầu thể kỷ XX nên bị
đày ra Côn Đảo. Sau khi ra tù, ông mâ't ờ quê nhà.
2. Nguyễn Thượng Hiền hiệu là Mai Sơn, người làng Liên Bạt,
huyện ứng Hòa, Hà Nội. Đỗ Hoàng giáp và ra làm quan. Đến năm
1908, ông bỏ quan xuất dương hoạt động yêu nước và cách mạng.
Ông mâ't tại Hàng Châu (Trung Quốc).
3. Nguyễn Lộ Trạch hiệu là Kỳ Am, người làng Kê' Môn,
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Tác giả các bản điều trần Tời
vụ sách, Quỳ ưu lục đề nghị với triều đình chấn chỉnh võ bị, duy tân
đâ't nước, nhưng đều không được châ'p nhận.
4. Tên các cuốn sách Tân thư của Trung Quốc được đưa sang
Việt Nam từ đầu thế kỷ XX, được các nhà nho cấp tiến hổi đó hào
hứng tìm đọc.
94