Page 99 - Huế Trong Tôi
P. 99
các sĩ phu đưong thời ca ngợi là người có tâm lòng bao
dung nhân ái, biết trọng dụng và kén chọn người tài,
thật xứng đáng với nhiệm vụ đứng đầu cơ quan đào tạo
cao nhâ't của nhà nước phong kiến bây giờ. Sự nghiệp
giáo dục là một cống hiến lớn gần như bao trùm suô't
cuộc đời Tiêh sĩ họ Khiếu. Khi về trí sĩ, ông vẫn dốc
lòng mở trường dạy học ở quê nhà, đặc biệt cho các em
nhỏ con nhà nghèo, ông tự bỏ tiền dựng nhà mở tại tư
dinh, có tói 200 học sinh, nhiều người đã thành đạt: "Kẻ
sĩ đi học mong noi theo khuôn phép của thánh hiền,
làm gương mẫu cho người đời bắt chước, chớ không
cần thi đỗ vẻ vang và hãnh diện. Khi làm quan lúc nào
cũng phải nghĩ đến dân, đến nước, chớ không cần bổng
lộc để vinh thân phì gia".
Trong những năm cuối thê' kỷ XIX - đầu thế kỷ XX,
ông vừa giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám, vừa tham gia
biên soạn nhiều bộ sách quý như: bộ sách Minh Mạng
chính yếu (1900) dịch Luận ngữ diễn âm (1901) Nhân thế tu
tri (1902)...
Khiê'u Năng Tĩnh còn là một tác giả Hán - Nôm tiêu
biếu. Qua các tác phẩm, ông đề cao khí tiết người trượng
phu, trong Cô'hương vịnh tập ông đã nói lên tâm sự của
mình, đổng thời cũng là của chung giới sĩ phu yêu nước
có khí phách, trung thực bấy giờ:
Đông lai hà vật bất điêu linh?
Điền xá cô’ tùng độc tú thanh,
Vũ đả phong chàng tâm tự tại,
Trượng phu bất quý thê'gian bình.
97