Page 193 - Hỏi Đáp Về Quyền Con Người
P. 193
Các phong trào đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ
không tách biệt với phong trào đòi độc lập dân tộc.
Phong trào Duy Tân là một trong những phong trào
đầu tiên, được khởi xưóng từ các năm 1903-1908. Một chủ
trương của phong trào này là vận động nâng cao dân trí,
chú trọng các kiến thức về dân quyền. Nhiều trường học
được thành lập trên cả nưốc nhằm thực hiện chủ trương
này, tiêu biểu nhất là Đông PCinh Nghĩa Thục được thành
lập năm 1907 tại Hà Nội với mục tiêu du nhập những tư
tưởng dân chủ, phát triển văn hóa, thúc đẩy sử dụng chữ
quốc ngữ, từ bỏ những yếu tô' lạc hậu trong Khổng giáo...
Phong trào Duy Tân đã góp phần dẫn tới những chuyển
biến về tư tưởng và xã hội đáng kể, đặc biệt là phong trào
chông thuê ỏ miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận)
năm 1908.
Một số nhà cách mạng lựa chọn con đường có thiên
hưóng bạo động hơn. Năm 1912, Việt Nam Quang phục
Hội được Phan Bội Châu thành lập tại Quảng Châu do ảnh
hưởng của Cách mạng Tân Hợi (1911), đây là một tổ chức
cách mạng theo tư tưởng dân chủ với tôn chỉ; khôi phục Việt
Nam, kiến lập Việt Nam Cộng hòa Dân quốc. Giai đoạn sau
có khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốíc Dân Đảng phát
động, cao trào Xôviết Nghệ - Tĩnh (năm 1930), cao trào cách
mạng ở các tỉnh Nam Trung kỳ, Bắc kỳ (1930-1931).
Những năm đầu thế kỷ XIX có nhiều nhà hoạt động từ
nước ngoài đòi các quyền dân chủ cho người dân Việt Nam,
cụ thể như Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Ái
Quốc... Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt nhóm những
193