Page 194 - Hỏi Đáp Về Quyền Con Người
P. 194

người Việt Nam yêu nước tại Pháp đã soạn và gửi “Yêu sách
          của  nhân  dân Việt  Nam”,  bản  yêu  sách  này  gồm  8  điều,
          trong đó có 4 điều trực tiếp về các quyển cơ bản; năm 1925,
           “Bản án chế độ thực dân  Pháp”  đưỢc xuất bản bằng tiếng
           Pháp tại Pari đã lên án chế độ cai trị thuộc địa tàn bạo, vô
           nhân đạo của thực dân  Pháp và đòi các quyển  độc lập,  tự
           quyết cho các dân tộc thuộc địa.
               Trên lĩnh vực báo chí, xuất bản, cuộc đấu tranh đòi các
           quyền  tự  do  diễn  ra  cả  công khai  và  bí  mật.  Năm  1925,

           báo “Thanh niên”  đưỢc thành  lập và  ra số đầu tiên.  Năm
           1927, báo “Tiếng Dân”, cơ quan ngôn luận độc lập đầu tiên
           tại Trung kỳ đưỢc Huỳnh Thúc Kháng và  Phan Bội Châu
           thành lập. Tò báo này có ảnh hưởng lớn trong giới trí thức
           miền Trung trong gần 16 năm (1927-1943)... Đặc biệt trong
           giai  đoạn  1936-1939,  bên  cạnh các  phong  trào  như  Đông
           Dương Đại hội và các cuộc vận động bầu cử,...  phong trào
           của giối báo chí Việt Nam càng sôi động vối các hoạt động

           đòi  quyền tự do báo chí và  thành  lập  tổ chức thông nhất
           của báo giối trên toàn quốc (Hội nghị báo giới Trung kỳ, Hội
           nghị báo giới Bắc kỳ...).
               Điều đặc biệt là có một số phong trào gắn liền vối các
           lãnh tụ nổi tiếng như phong trào đấu tranh đòi ân xá Phan
           Bội  Châu  (năm  1925)  và  phong  trào  để  tang  Phan  Chu
           Trinh (năm  1926).  cả hai phong trào này đều lan rộng cả
           nước ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam, ở cả các đô thị lớn
           và vùng nông thôn, khiến thực dân Pháp phải tìm đủ mọi

           cách kiểm soát, không chế. Các phong trào này đã làm thức
           tỉnh cả  một thế hệ thanh niên,  giúp  họ nhận  thức rõ hơn


           194
   189   190   191   192   193   194   195   196   197   198   199