Page 197 - Hỏi Đáp Về Quyền Con Người
P. 197
p h ô b iế n , v ừ a là “s ả n p h ẩ m tổ n g hỢp củ a m ộ t q u á tr ìn h lịch
sử lâ u d à i””'.
Thứ hai: Trong xã hội có phân chia giai cấp đổì kháng,
khái niệm nhân quyền mang tính giai cấp:
Quan điểm này đưỢc thể hiện trong Chỉ thị số 12/CT/TW
ngày 12-7-1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, trong
đó nêu rằng: “Trong xã hội có phân chia giai cấp đốì kháng,
khái niệm nhân quyền mang tính giai câ'p sâu sắc”. Cũng
liên quan đến vấn đề này, Chỉ thị số 41/2004/CT-TTg ngày
02-12-2004 của Thủ tướng Chính phủ viết: “... cuộc đấu
tránh trên vấn đề nhân quyền là cuộc đấu tranh mang tính
giai cấp sâu sắc, sẽ diễn ra liên tục, lâu dài và quyết liệt”.
Thứ ba: Nhân quyền vừa có tính phổ biến, vừa có tính
đặc thù, phụ thuộc vào truyền thống, đặc điểm và trình độ
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia:
Sách trắng về thành tựu quyền con người của Việt Nam
viết: “... nhân quyền vừa mang tính phổ biến, thể hiện khát
vọng chung của nhân loại, được ghi trong Hiến chương của
Liên hỢp quốc, vừa có tính đặc thù đôi với từng xã hội và
cộng đồn^’^, do đó; “... khi tiếp cận và xử lý vấn đề nhân
quyền cần kết hỢp hài hòa các chuẩn mực, nguyên tắc chung
của luật pháp quốc tế với những điều kiện đặc thù về lịch
sủ, chính trị, kinh tế - xã hội, các giá trị văn hóa, tôn giáo,
tín ngưỡng, phong tục tập quán của mỗi quốc gia và khu vực.
1. Nguồn: Báo Nhân dân, sô ra ngày 18-6-1993.
2. Xem http://www.mofa.gov.vn/vi/ - Sách trắng về thành tựu quyền
con người của Việt Nam, tr.4.
197