Page 191 - Hỏi Đáp Về Quyền Con Người
P. 191

Một  trong  các  chủ  trương  của  Phong  trào  Duy  Tân
         (khởi  xướng  từ  khoảng  năm  1903,  với  các  lãnh  tụ  chính
         yếu Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp)
         là  vận  động  nâng  cao  dân  trí,  chấn  hưng  dân  khí,  phát
         triển dân sinh, vận động dân quyền. Trong sách “Tự phán”,
         Phan  Bội  Châu cho biết sau khi  từ Nhật Bản  trở về năm
         1906,  Phan  Chu  Trinh  khẳng  định  lập  trường:  “Chỉ  nên

         đề xướng  dân  quyền,  dân  đã  biết có  quyền  thì  việc  khác
         có thể tính lần đưỢc.” Có thể khẳng định Phan Chu Trinh
        là nhà hoạt động chính trị đầu tiên đề xướng dân quyển ở
        Việt Nam. Sau khi sang Pháp năm  1911, nhò sự can thiệp
        của  Hội nhân quyền  (trụ sở tại  Pháp),  ông cũng là  người
        đầu tiên báo động tình trạng thiếu dân quyền ở Việt Nam
        và lên án chế độ phong kiến, thực dân trong nưóc bằng các
        bài diễn thuyết và các bài viết như thư gửi Hội nhân quyển
        về cuộc dân biến ở Trung kỳ (1911), Đông Dương chính trị
        luận  (1913),  thư  Thất  điều  kể  tội  vua  Khải  Định  (1922),
        Bản  kiến  nghị gửi  Tổng thống Pháp  về hiện  trạng Dông

        Dương (1925)... Cuối năm  1925, Phan Chu Trinh về nưốc,
        ông có hai bài diễn thuyết tại Sài Gòn, trong đó bài  Quân
        trị chủ nghĩa  và dân  trị chủ nghĩa, hướng đến một xã hội
        dân chủ và pháp trị.
            Phan Bội Châu, mặc dù lựa chọn con đường cách mạng
        khác, nhưng cũng dùng thơ văn và các bài diễn thuyết kêu
        gọi  người  dân  có ý  thức  về  các  quyền  tự  do.  Chẳng hạn,

        trong loạt bài Nam quốc dân tu tri (Quốc dân nam giới cần
        biết,  đưỢc đăng dần trên báo  Tiếng Dân từ tháng 8-1926),
        tác giả kêu  gọi công dân có ý thức về quyển lợi,  nghĩa vụ


                                                                 191
   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195   196