Page 189 - Hỏi Đáp Về Quyền Con Người
P. 189

Đặc biệt ở thòi Lê là bộ Quốc triều hình luật (thế kỷ XV),
        hay còn  gọi là  Bộ luật Hồng Đức.  Bộ luật này  đã kê thừa
        những giá trị tinh hoa truyền thông về kỹ thuật lập pháp
        và đặc biệt là tư tưởng nhân đạo của dân tộc,  được  nhiều
        nhà luật học trong và  ngoài  nưốc coi là  một trong bộ luật
        chặt chẽ, đầy đủ, tiến bộ nhất của các triều đại phong kiến
        Việt  Nam,  có  thể  xếp  ngang hàng  với  những  bộ  luật  nổi

        tiếng trên thế giói. Bộ luật chứa đựng nhiều điều khoản có
        ý nghĩa khẳng định và bảo vệ các quyền con người, tiêu biểu
        như:  bảo vệ  tính  mạng,  nhân  phẩm  và  tài  sản  của  người
        dân;  bảo vệ  người dân khỏi bị  nhũng  nhiễu  bởi  giới  quan
        lại, cường hào; bảo vệ những đối tượng yếu thế trong xã hội
        (những người mồ côi, con nuôi, những kẻ đau ô"m không nơi
        nương tựa, những người góa vỢ,  góa chồng, tàn tật, nghèo
        khổ không thể tự mình mưu sông, người chết không có thân
        nhân...);  bảo vệ quyển bình  đẳng của  phụ  nữ...  Đến triều
        đại  Tây  Sơn,  mặc  dù chỉ  duy trì  được  vương quyền  trong

        một thời gian ngắn (1789 - 1802), song qua một sô"chiếu chỉ
        của Vua Quang Trung như chiếu lên ngôi, chiếu cầu hiền,
        chiếu  khuyến  nông,  chiếu  lập  học...  cũng cho  thấy,  sự  kế
        thừa tinh thần nhân văn của dân tộc một cách rất rõ nét.
        ở triều Nguyễn (1802-1945),  mặc dù bộ Hoàng triều Luật
        lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long) bị coi là khắc nghiệt,  song
        nhiều vua nhà Nguyễn cũng có những chính sách tiến bộ và

        phản ánh tinh thần nhân văn, nhân đạo của dân tộc, trong
        đó có những chính sách chiêu mộ người dân khai khẩn đất
        hoang mà đã góp phần mở mang bò cõi cho dân tộc vể phía
        Nam nhiều hơn tất cả các triều đại trước cộng lại...


                                                                 189
   184   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194