Page 188 - Hỏi Đáp Về Quyền Con Người
P. 188

khoan  dung,  nhân  đạo  đốì  vối  những  kẻ  lầm  lạc  và  giặc
          ngoại xâm.
              Vào thời kỳ nhà Lý (1010-1225), bộ Hình thư đưỢc ban
          hành là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền
          Việt Nam, nội dung của bộ luật thể hiện tính nhân đạo rất
          cao.  Mặc  dù đưỢc  ban  hành  để bảo  vệ  quyền  lợi  của  Nhà

          nước  phong kiến  tập  quyền,  song theo  một  số tư  liệu,  bộ
          luật này đã bao gồm những quy định nhằm hạn chế sự lộng
          quyền, lạm quyển  áp bức dân lành của  giối quan liêu quý
          tộc.  Bộ luật này còn chứa  đựng nhiều  quy định  giàu tính
          nhân văn, nhân đạo, chẳng hạn như quy định cấm mua bán
          và bắt hoàng nam (trẻ em trai) làm nô lệ,  không quy định
          hình phạt tử hình...

              Dưối triều Trần (1225-1400), Hội nghị Diên Hồng (1284)
          thể hiện một cách đặc biệt sinh động tinh thần “lấy dân làm
          gốc”. Đây có thể coi là cuộc trưng cầu ý dân - một hình thức
          thực hiện quyển dân chủ trực tiếp - đầu tiên trong lịch sử
          Việt Nam. Tư tưởng này sau đó cũng được khắc họa bởi vị
          Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo (1232-1300), người trưóc
          khi qua đời còn khuyên vua cần quan tâm đến dân, “khoan
          thư sức dân” để làm “kế sâu rễ bền gốc”. Đặc biệt, tinh thần
          nhân đạo, nhân văn thời nhà Trần còn đưỢc phản ánh qua
          hình ảnh của nhà vua Trần Nhân Tông (1258-1308), người
          được coi là một Phật hoàng,  hay qua việc nhà Trần đôl xử

          nhân đạo với tù binh Nguyên - Mông.
              Tinh thần khoan dung, nhân đạo ở thòi Lê (1428-1778)
          được thể hiện ngay trong giai đoạn xây dựng vương triều,
          qua việc đôi xử khoan dung với 10 vạn quân Minh bại trận.


          188
   183   184   185   186   187   188   189   190   191   192   193