Page 190 - Hỏi Đáp Về Quyền Con Người
P. 190

Tư tưởng về quyền con người xuyên suốt trong thòi kỳ
          phong kiến  ở Việt  Nam  còn  thể  hiện  ở  truyền  thôhg  dân

          chủ trong nhiều lĩnh vực, mà tiêu biểu là trong việc quản lý
          cộng đồng, tuyển dụng và sử dụng nhân tài, trong việc thảo
          luận và quyết định các công việc quốc gia đại sự. Như vậy,
          có thể khẳng định dân tộc Việt Nam có truyền thống nhân
          đạo và tôn trọng con người, nhiều triều đại trong lịch sử đã
          biết trân trọng ý kiến nhân dân ở những mức độ nhất định.


              Câu hỏi 85
              Ai là người nhắc đến khái niệm nhân  quyền sớm nhất
          ở Việt Nam?

              Trả lời
              Từ CUỐI thế kỷ XIX, nhiều tr í thức Việt Nam như Phan
          Bội Châu,  Phan Chu Trinh (Phan Châu Trinh), Phan Văn
          Trường, Huỳnh Thúc Kháng... đã tiếp thu các tư tưởng tiến

          bộ về tự do, bình đẳng, bác ái, tư tưởng về dân quyền, dân
          chủ  của  Cách  mạng  tư  sản.  Ban  đầu,  có  ảnh  hưởng  đặc
          biệt lớn đến các nhà nho yêu nước cấp tiến là các bản dịch
          tác  phẩm  của  Rútxơ  (Rousseau),  Hốpbơ  (Hobbes),  Lổccơ
          (Locke)...  do các  nhà  tư tưởng Trung Quốc cùng thời như
          Khang  Hữu  Vi  (Kang Youvvei,  1858  -  1927),  Lương  Khải
          Siêu (Liang Qichao, 1873 - 1929) dịch và giới thiệu trên các
          tạp chí tiếng Trung. Sau này, do có điều kiện ra nưốc ngoài,
          các nhà cách mạng Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu càng
          hiểu thêm sâu sắc về tư tưởng tự do và dân quyền, hai ông
          đã trở thành những người truyền  bá  những tư tưởng này
          sớm nhất, có hệ thông nhất ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.



           190
   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195