Page 177 - Hỏi Đáp Về Quyền Con Người
P. 177

về xuất  bản,  Luật  xuất  bản  năm  2012,  thay  thế cho
        Luật xuất bản năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2008), quy
        định  quyền  của  công  dân  được công bố các tác  phẩm  của
        mình  cho  công chúng,  quy  định  về  tổ chức  và  hoạt  động
        xuất bản, cũng như quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức,
        cá nhân tham gia hoạt động xuâ^t bản. Theo Luật này, “xuâ't
        bản  phẩm” là các tác phẩm,  tài liệu được xuất bản thông
        qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép

        xuất  bản  bằng  các  ngôn  ngữ  khác  nhau,  bằng hình  ảnh,
        âm thanh và đưỢc thể hiện dưới các hình thức như sách in,
        sách chữ nổi, tranh,  ảnh,  bản đồ,  áp  phích, tờ rời,  tò gấp,
        bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa
        cho sách... Theo khoản 1, Điều 12 của Luật này, cơ quan, tổ
        chức được thành lập nhà xuất bản (cơ quan chủ quản nhà
        xuất bản) chỉ bao gồm: a) Cơ quan nhà nưóc, tổ chức chính
        trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp tỉnh; b)
        Đơn vị sự nghiệp công lập ỏ trung ương, tổ chức chính trị -
        xã hội - nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác

        phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.
            Theo Bộ luật hình sự năm  1999 sửa đổi, bổ sung năm
        2009, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, những hành vi
        lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí để xâm
        phạm lợi ích của  Nhà nưốc, tập thể và công dân có thể bị
        truy tố theo các Điều 87 (Tội phá hoại chính sách đoàn kết);
        Điều 88 (Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội

        chủ nghĩa Việt Nam); Điều 22 (Tội vu khốhg); Điều 263 (Tội
        cô' ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán; tiêu
        hủy tài liệu bí mật nhà nước), Điều 264 (Tội vô ý làm lộ bí


                                                                 177
   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182