Page 181 - Hỏi Đáp Về Quyền Con Người
P. 181
Theo Điểu 27, “công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền
bâu cử và đủ hai mươi môi tuổi trở lên có quyền ứng cử vào
Quốc hội, Hội đồng nhân dân”. Theo Điều 28, công dân; “có
quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo
luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ
sở, địa phương và cả nướd\
Các quy định trong Hiến pháp về quyền bầu cử và ứng
cử của công dân được cụ thể hóa trong Luật bầu cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. Theo
đó, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân đưỢc tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng,
trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Để bảo vệ quyển bầu cử, ứng cử của công dân, Bộ luật
hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có hai điều
vê Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dẫn
(Điều 126), và Tội làm sai lệch kết quả bầu cử (Điều 127).
Các quy định trên tiếp tục được ghi nhận và hoàn thiện
trong Bộ luật hình sự năm 2015.
Vê quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, ngoài
quy định nêu trên của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam còn
có nhiều quy định khác nhằm tạo điều kiện cho công dân
tham gia quản lý nhà nước và xã hội thông qua việc giám
sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ công chức nhà nưốc
và đại biểu dân cử. Theo Luật khiếu nại năm 2011, Luật
tố cáo năm 2011 và Luật phòng, chống tham nhũng năm
2005 (sửa đổi, bổ sung các năm 2007, 2012), Luật tiếp công
dân năm 2013, trong trường hỢp phát hiện có hành vi trái
pháp luật của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước,
181