Page 172 - Hỏi Đáp Về Quyền Con Người
P. 172
không theo tôn giáo trong bôi cảnh này, ví dụ như việc quy
định chỉ những tín đồ thuộc tôn giáo chiếm ưu thế mới được
tham gia chính quyền hay dành những ưu đãi về kinh tế
cho họ, đều trái với các quy định vê quyền bình đẳng nêu
ở Điều 26 Công ước quốíc tế về các quyền dân sự, chính trị
năm 1966 (đoạn 9).
Thứ chín, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính
trị năm 1966 không quy định quyền đưỢc từ chối thực hiện
nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm (mặc dù một sô" quốc
gia đã ghi nhận quyền này bằng cách cho phép thực hiện
nghĩa vụ khác thay thế). Tuy nhiên, nếu quyển này đưỢc
ghi nhận trong pháp luật hay trong thực tế thì không được
áp dụng theo cách thức phân biệt đốì xử giữa các nhóm tôn
giáo, tín ngưỡng khác nhau (đoạn 11).
Trong pháp luật Việt Nam, quyển này trước hết được
ghi nhận tại Điều 24 Hiến pháp năm 2013, trong đó quy
định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo
hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng
trước pháp l u ậ f .
Quy định trên cũng được nêu trong Bộ luật dân sự năm
2005, Bộ luật dân sự năm 2015, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn
giáo năm 2004. Ngoài ra, quyền này còn đưỢc khẳng định
trong Điều 10 Luật giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm
2009, 2014. Điều 5 Bộ luật tô tụng hình sự năm 2003 quy
định, tố tụng hình sự theo nguyên tắc mọi công dân đều bình
đẳng trưóc pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín
ngưỡng, tôn giáo (điều này tiếp tục đưỢc ghi nhận và hoàn
thiện trong Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2015). Điều 129
172