Page 167 - Hỏi Đáp Về Quyền Con Người
P. 167
định trong Điều 12 Công ước quốc tế về các quyển dân sự,
chính trị năm 1966, thể hiện ỏ bôn khía cạnh: (i) Tự do lựa
chọn nơi ở trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; (ii) Tự do đi lại
trong phạm vi lãnh thổ quôh gia; (iii) Tự do ròi khỏi bất kỳ
quôh gia nào, kể cả nưốc mình, và (iv) Tự do trở lại quôh
gia mình.
Theo Điều 12, quyền này không chỉ áp dụng cho công
dân của một quốíc gia, mà còn với người nước ngoài đang cư
trú hợp pháp trên lãnh thổ quốc gia đó. Tuy nhiên, cần lưu
ý quyền này không phải là quyền tuyệt đôi. Theo Điểu 4
Công ước quô'c tế về các quyền dần sự, chính trị năm 1966,
các nhà nưốc có thể hạn chế việc thực hiện quyền này nếu
thấy cần thiết để bảo vệ an ninh quôh gia, trật tự công cộng,
đạo đức và sức khỏe của cộng đồng, hay để bảo vệ các quyền
và tự do của người khác.
Trong pháp luật Việt Nam, quyền này được ghi nhận
trước hết trong Điều 23 Hiến pháp năm 2013, trong đó quy
định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước,
có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực
hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Quy định này
cũng đưỢc nêu trong Điều 48 Bộ luật dân sự năm 2005 và
tiếp tục đưỢc ghi nhận ở Bộ luật dân sự năm 2015 và Điều 3
Luật cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013.
Cũng liên quan đến quyền tự do đi lại và cư trú, Luật hộ
tịch năm 2014 đã bãi bỏ nhiều yêu cầu như điều kiện nhà
ở, chỉ tiêu... vối công dân khi đăng ký hộ khẩu ở nơi ở mới.
Ngoài ra, Nhà nước Việt Nam cũng đã sửa đổi nhiều văn
bản pháp luật để tạo thuận lợi cho công dân trong việc làm
167