Page 165 - Hỏi Đáp Về Quyền Con Người
P. 165
Hiện nay, Bộ luật hình sự năm 2015 đã tiếp tục ghi
nhận và hoàn thiện quy định trên.
Liên quan đến quyền đưỢc bào chữa, khoản 4, Điều 31
Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Người bị bắt, tạm giữ,
tạm giam, khởi tô', điều tra, truy tô' xét xử có quyền tự bào
chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. Liên quan đến
vấn đề này, Điều 11 Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2003 quy
định: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyển tự bào chữa
hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điểu tra, Viện kiểm
sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định
của Bộ luật nàỷ\ Theo Điều 56 Bộ luật tô"tụng hình sự năm
2003, người bào chữa có thể là luật sư, người đại diện hợp
pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc bào chữa viên
nhân dân. Theo Điều 57, những bị can, bị cáo về tội theo
khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình hoặc bị can, bị
cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm
thần hoặc thể chất thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc
Tòa án phải yêu cầu đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ
hoặc đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hay các tổ
chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành
viên của tổ chức mình nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện
hợp pháp của họ không mồi người bào chữa. Tuy nhiên, kê
cả trong các trường hỢp này, bị can, bị cáo và người đại diện
hỢp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đối hoặc từ
chối người bào chữa. Mặc dù luật tô" tụng hình sự Việt Nam
không quy định thòi hạn cụ thể cho việc chuẩn bị bào chữa
của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhưng về mặt thòi điểm,
165