Page 163 - Hỏi Đáp Về Quyền Con Người
P. 163
Liên quan đến quyền này, trong pháp luật Việt Nam,
tô" tụng hình sự được thực hiện theo hai cấp xét xử có hội
thẩm nhân dân tham gia; khi xét xử hội thẩm ngang quyển
với thẩm phán; Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo
đa số. Điều 16 Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2003 quy định;
“Khi xét xử, thẩm phản và hội thẩm độc lập chỉ tuân theo
pháp luậf. Theo Điều 12 Luật tổ chức Tòa án nhân dân
năm 2014; “Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân
đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc,
giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị
xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ chức đều bình đẳng trước Tòa
án”. Điều 19 Bộ luật tô" tụng hình sự năm 2003 quy định cụ
thể vê việc bảo đảm quyền bình đẳng trưốc Tòa án, theo đó:
“Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên
đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án, người đại diện hỢp pháp của họ, người bảo
vệ quyển lợi của đương sự đều có quyền bình đẳng trong
việc đưa ra chúng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và
tranh luận dân chủ trước Tòa án. Tòa án có trách nhiệm
tạo điều kiện cho họ thực biện các quyền đó nhằm làm rõ
sự thật khách quan của vụ án”.
Các quy định nêu trên đã tiếp tục được ghi nhận và
hoàn thiện trong Bộ luật tô' tụng hình sự năm 2015.
Về khía cạnh xét xử công khai, khoản 2 Điểu 11 Luật
tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định: “Tòa án nhân
dân xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật
nhà nưâc, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người
chưa thành niên hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu
163