Page 26 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 26
phát thì mọi sản phẩm và dữ liệu được sáng tạo ra đều là
thông tin. Còn đứng từ góc độ người nhận thì những gì được
lĩnh hội, được tiếp thu, đều đưỢc gọi là tri thức. Nghĩa là,
cùng một dữ liệu, nhưng đứng từ góc độ này thì nó là thông
tin, còn đứng từ góc độ khác nó lại là tri thức. Tất nhiên,
giữa hai cấp độ này đã có sự tham gia và đóng góp của quá
trình học tập và sáng tạo. Quá trình này là cái làm sản
sinh ra thông tin và làm cho thông tin biến thành tri thức.
Đồng thòi nó cũng làm cho tri thức biến thành tri thức
mới - được gọi là quá trình tái sản xuất tri thức - và tri thức
mới lại được mã hoá để đưa vào truyền thông với tư cách
là thông tin. Điều đó giải thích cho sự chuyển hoá liên tục
giữa thông tin và tri thức.
Hansson cũng nhận xét râ't xác đáng rằng người ta
thường khó vạch được một ranh giới rõ ràng giữa tri thức
vói thông tin thuần túy, và giữa thông tin với dữ liệu thuần
túy. Đáng tiếc là trong khoa học máy tính, người ta thường
coi “tri thức” và “thông tin” là những từ đồng nghĩa. Hệ quả
của điểu này là người ta thường không nhận thấy một cách
thoả đáng sự khác biệt giữa “xã hội tri thức” với “xã hội
thông tin”k
Cả khái niệm “kinh tế tri thức” và “kinh tế thông tin”
cũng đang chịu chung sô" phận như vậy. Nhiều người cho
rằng các thuật ngữ “kinh tế tri thức”, “kinh tế thông tin”,
“kinh tê phi vật chất”, “kinh tế mối”, “kinh tế mạng”, “kinh
1. s. o. Hansson: “Uncertainties in the Knowledge Society”, Tldd,
tr. 40.
26