Page 219 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 219
nguyên nhân về kinh tế - xã hội - giáo dục. Để khắc phục
những nguyên nhân này, các quốc gia cần phải có những
chính sách phát triển đất nước một cách hiệu quả để tạo
tăng trưởng kinh tế, đồng thời phải có những chính sách xã
hội để xoá bỏ tình trạng bất bình đẳng xã hội, trong đó có
những chính sách vể giáo dục và đào tạo như chúng tôi đã
trình bày ở mục 4 chương II.
c. Thách thức vê quản trị khoa học
Thách thức lớn thứ hai đốì với xã hội tri thức là phải
thực hiện công việc quản trị khoa học như thế nào? Hiện
nay, khi thê giối đang bước vào xã hội tri thức, thì sự bùng
nổ của khoa học và công nghệ mới đôi khi đã đặt ra những
vấn đề vể trách nhiệm đạo đức rất đáng quan tâm, đặc biệt
là trong ngành di truyền học và y học hiện đại, và nhất là
khi công chúng không còn bị xa cách vối các tin tức khoa
học như trưốc đây. Đúng như Tổng Thư ký Liên hợp quốc
Koíl Annan đã phát biểu:
“Nếu mỗi quốic gia được tiếp cận đầy đủ với cộng đồng
khoa học rộng lớn này của thế giối, và có được cơ hội để
phát triển một khả năng khoa học độc lập, thì công chúng
của nó có thể tham gia vào một cuộc đôl thoại chân thành
về những ích lợi và rủi ro của công nghệ mới, như các cơ thể
được kiến tạo về mặt di truyền, hoặc công nghệ nano, sao
cho quôh gia đó có thể đưa ra được những quyết định có cơ
sở vê việc ứng dụng chúng vào cuộc sông của chúng ta”k
1. Kofi Annan: “Science for All Nations” (“Khoa học cho tất cả mọi
quốc gia"), Science, 303, 13-2-2004. (Trích theo UNESCO: Towards
KnowIedge Societies, Tlđd, tr. 119.)
221