Page 221 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 221
một chiểu và chúng đại diện cho sự liên lạc tuyến tính và
đơn phương. Trong mô hình “công cộng”, mối quan hệ mang
tính tay ba. Ngành công nghiệp và chính phủ không còn
làm thành một hàng rào giữa khoa học và công chúng. Điều
này có đưỢc chủ yếu là nhờ có cuộc cách mạng ICT. Thay cho
ba mũi tên chỉ một hướng, chúng ta có một khối hỗn hỢp mà
các mũi tên của nó được dùng để cho thấy rằng ở đây không
còn có một mối quan hệ phân cấp nữa: nó là một phạm vi
thảo luận công khai, hành động và/hoặc đốì đầu có phối
hỢp, và đặc biệt nó là mạng của mạng, tức mạng internet.
Mô hình mới là một mô hình mang tính dân chủ và
nhân quyền hơn, một tính chất đặc trưng cho xã hội tri
thức. Từ đây, người ta còn nói đến một nền đạo đức học mới
của khoa học, hay là một nền đạo đức khoa học mới, trong
đó trách nhiệm đạo đức của các nhà khoa học cần phải đưỢc
nâng cao hơn nữa trước công chúng. Trên tinh thần này, sự
tham gia của xã hội công dân vào việc quản trị khoa học sẽ
được tăng cường. Có thể nói, các tổ chức quốc tế đang đòi
hỏi rất cao vê trách nhiệm đạo đức của các nhà khoa học.
Họ cho rằng các nhà khoa học cần phải từ bỏ lối suy nghĩ
đã lỗi thòi là chỉ biết việc mình làm mà không quan tâm
đến việc kết quả khoa học của họ sẽ được xã hội sử dụng ra
sao; rằng nhà khoa học không được phép nghĩ rằng “khoa
học có nhiệm vụ đề xuất, còn xã hội có nhiệm vụ sử dụng”.
Có nghĩa là ngay từ đầu, nhà khoa học đã phải tính đến
các hiệu quả và cả các hậu quả của công trình nghiên cứu
của mình. Và tôt nhất là phải cho công chúng biết về công
việc của họ. Cái đó được các học giả ngày nay gọi là “sự
2 2 3