Page 217 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 217
Nhưng ở đây chúng tôi cho rằng, để phòng ngừa xung đột
xã hội, chúng ta vẫn phải giảm sự cách biệt xuông đến mức
tôl thiểu có thể chấp nhận được. Chính vì thế mà UNESCO
luôn dùng chữ “giảm khoảng cách” hay “rút ngắn khoảng
cách” (tiếng Anh: “to bridge”) chứ không phải là “xoá bỏ”
khoảng cách.
Hậu quả của sự cách biệt tri thức giữa các quốc gia đã
dẫn đến những tình trạng rất cực đoan: hiện tượng chảy
chất xám từ những nước nghèo sang những nước giàu, từ
những nước đang phát triển sang những nước phát triển,
và điều này lại tác động ngược trở lại, làm cho sự cách biệt
tri thức ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, trong những năm
gần đây, do tác động của quá trình toàn cầu hoá, với sự
xuất hiện của các công ty đa quốc gia có mặt ở khắp mọi
nơi trên toàn cầu, đã nảy sinh một hiện tượng có thể gọi là
xuất khẩu lao động và khoa học tại chỗ, làm giảm đáng kể
tình trạng chảy chất xám, điều này thể hiện đặc biệt rõ rệt
ở Ấn Độ. Ấn Độ là quốc gia điển hình về việc sử dụng nhân
công làm thuê cho các công ty nước ngoài ngay tại quốic gia
của mình. Trung tâm làm thuê của Ân Độ là thành phô"
Bangalore, một trong những đô thị lớn nhất nước này và
được coi là “Thung lũng Silicon” của Ân Độ. Và việc xuất
khẩu tại chỗ đó được người ta gọi là “tìm kiếm nguồn dịch
vụ bên ngoài” (tiếng Anh: “outsourcing”). Việc chảy chất
xám như vậy cũng có thể được gọi là “chảy bên trong”, và
dù sao cũng tốt hơn là bị chảy ra ngoài.
Hiện nay, Liên hỢp quổc cùng các tổ chức chuyên môn
của mình đang hô hào xây dựng một tình đoàn kết s ố để
219