Page 218 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 218
giúp đỡ các nước phía Nam. Nhiều sáng kiến đã đưỢc đưa
ra như kế hoạch hành động của Nhóm Tám nước (G8) tại
Hội nghị Thượng đỉnh Genova (Italia) tháng 7-2001, cụ thể
hoá vai trò của các công nghệ mổi trong các chiến lược phát
triển và sự đóng góp của chúng cho cuộc chiến chốhg đói
nghèo. Tháng 11-2001, Liên hỢp quôh đã thành lập một
nhóm làm việc về vâ'n đề này, đó là Tổ Đặc nhiệm về Công
nghệ Thông tin và Truyền thông của Liên hỢp quốc (UN
ICT Task Force), mà các thành viên của nó bao gồm tất cả
các tác nhân có liên quan đến nỗ lực tư duy và định hình
các chiến lược hành động. Những sáng kiến giống như vậy
cũng đã được cộng đồng kinh tế đưa ra trong những năm
gần đây.
Hội nghị Thượng đỉnh Thế giối về Xã hội Thông tin cũng
đã ủng hộ nguyên tắc đoàn kết sô' Trong số các sáng kiến
nhằm khắc phục tình trạng bất bình đẳng trong việc tiếp
cận các công nghệ mới, có ý tưởng vể việc thành lập một quỹ
thúc đẩy tình đoàn kết số do Tổng thốhg Xênêgan Abdulaye
Wade đề xuất và được chính thức đưa ra tại Giơnevơ ngày
14-3-2005, có sự hỢp tác liên kết của các nhà chức trách địa
phương ở các nước giàu và nước nghèo. Một số thành phô' đã
ủng hộ mạnh mẽ những biện pháp như tặng phần cứng máy
tính hoặc sách giáo khoa phổ thông cho các nước đang phát
triển. Dù sao đây cũng chỉ là những biện pháp tình thế. Các
nước phát triển cần phải làm nhiều hơn thế để khắc phục
được thách thức to lớn là sự cách biệt tri thức này.
Nguyên nhân của tình trạng cách biệt sô' và cách
biệt tri thức có thể có rất nhiều, nhưng chủ yếu là những
220