Page 19 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 19
tri thức là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên
chúng cùng chia sẻ những đặc điểm chung, bao gồm việc tổ
chức và truyền thông dữ liệu. Xã hội tri thức nhấn mạnh
nhiều hơn đến khả năng sản sinh và tích hỢp tri thức mói,
và đến khả năng tiếp cận thông tin, tiếp cận tri thức, dữ
liệu và một tập hỢp rộng lớn các bí quyết nghề nghiệph
Trong cuốn sách Kinh tế tri thức: Những khái niệm và
vấn đê cơ bản, xuất bản năm 2001, trên cơ sở tổng hỢp các
quan điểm của các học giả nưốc ngoài, nhà nghiên cứu Đặng
Mộng Lân cho biết rằng thông tin theo nghĩa rộng bao gồm
dữ liệu, còn thông tin theo nghĩa hẹp là kiến thức (hay tri
thức)^. Và theo tác giả, tất cả mọi dữ liệu hay kiến thức (tri
thức) đều là thông tin theo nghĩa rộng. Theo ông: “Thông tin
là dữ liệu đã đưỢc chế biến (tức ‘được xử lý’ - NVD) tối mức
độ nào đó, kiến thức (tri thức - NVD) là thông tin được chế
biến (“xử l ý ’) ở mức cao hơn”'*. Tuy nhiên, Đặng Mộng Lân
lại trích quan điểm của p. F. Drucker cho rằng trong nền
kinh tế tri thức, một phần quan trọng tri thức được “dịch”
thành thông tin (tức tri thức đưỢc mã hoá) để có thể dễ dàng
mua bán'*. Rõ ràng là “thông tin” và “tri thức” đang còn
được dùng lẫn cho nhau. Đó là vì, như nhiều người đã nói:
“Vấn đề bản chất của thông tin, như ta đã biết, là một trong
1. Castells M.: The Iníormation Age: Economy, Society and Culture,
Vol. 1, The Rise of the Netvvork Society, Malden, Mass./Oxíord, Blackvvell,
1996, p. 38, note 28. (Trích theo UNESCO: Tovvards Knovvledge Societies,
Tlđd, chú thích 4 của phần Nhập đề, tr. 211.). (Hai tập sau của cuô'n sách
này là; Vol. 2, The Power oíldentity, 1997; Vol. 3, End of Millenium, 1998).
2, 3, 4. Đặng Mộng Lân: Kinh tế tri thức: Nhũng khái niệm và vấn
dê cơ bản, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2001, tr. 21, 28, 19.
19