Page 324 - Di Tích Lịch Sử
P. 324

Các con cháu nối nhau làm chúa tới  12 đời, đã hình thành một gia đình phong kiến lớn
     từng được lịch sử nhắc đến với cụm từ “quyển khuynh thiên hạ”, ông đã giương cao ngọn
     cờ phù Lê -  diệt Mạc nên được vua Lê rất tin dùng, giao cho trọng trách tối cao, điều binh
     khiển tướng. Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Kỉ Hợi, năm thứ 7 (1539), vua phong Đại
     tướng quân Trịnh Kiểm làm dực quân công” và chọn Vạn Lại (nay thuộc xã Yên Trường,
     huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá) làm “hành dinh” (nơi vua ở). Vùng đất Sáo Sơn, Biện
     Thượng cũng trở thành hành dinh của chúa Trịnh mỗi lần vể thăm quê, đổng thời là nơi
     đặt bản doanh, là trung tâm đẩu não của nhà Lê -  Trịnh trong cuộc chiến tranh chống
     Mạc. Nơi đây các chúa Trịnh cũng đã xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc, dinh thự...
     Tuy nhiên, Phủ Trịnh ở Bồng Thượng chỉ là khái niệm mang túih ước lệ, chứ không phải
     là nơi các chúa điểu hành đất nước.
         Theo các cụ cao niên trong vùng kể lại, phủ Trịnh thời đó được xây dựng trên một
     khoảng đất rộng khoảng lOha, gổm các khu vực như Từ phủ là nơi chúa làm việc, tiếp
     khách; khu Nội phủ là nơi ở của nhà chúa; khu làm việc của các quan; khu thờ cúng;
     khu vườn hồ thưởng ngoạn và diễn các trò vui... về sau phủ bị huỷ hoại, chỉ còn lại
     gian nhà bếp gọi là nhà Trù tức là di tích phủ Trịnh bây giờ.
         Phủ Trịnh hiện nay chỉ còn ngôi nhà 7 gian dùng làm nơi thờ cúng.  Chạy dọc
     công trình có 8 hàng cột gỗ lim, mỗi cột đường kính 0,40m kê trên chân tảng đá hình
     vuông mỗi cạnh  0,45m,  phẩn  tạo  hình  tròn tiếp xúc với  chân  cột dô  cao hơn mặt
     tảng hình vuông 0,2m. Chạy hết chiểu rộng công trình có 5 hàng cột. Tổng cộng 40
     cột đỡ phẩn mái, 7 gian có 8 vì kèo kẻ bẩy cấu kết theo thể thức kèo đơn chống nóc
     (chữ Đinh). 8 hàng kẻ bẩy có kích thước khá lớn (4 cạnh, mỗi cạnh 0,25m) chạy hết
     hàng hiên trước dô ra phía sân.  Các xà dọc gổm xà thượng, xà hạ bằng gỗ lim liên
     kết 8 vì kèo với 40 cột thành khung chịu lực, không có chạm trổ. Toàn bộ tường bao
     ba mặt công trình gồm tường hậu và hai đẩu hổi dùng gạch vồ, có kích thước lớn dài
     0,45m X  rộng 0,25m X  dày 0,15m với độ nung lửa cao, đất mịn, có viên ghi nơi sản
     xuất bằng chữ Hán.
         Phủ cũng còn lưu giữ được một đạo sắc phong do Vua Lê Thế Tông phong cho
     Bình An vương Trịnh Tùng năm  1577. Gian thờ chính treo bức đại tự lớn để bốn chữ
     Hán “Tiên tổ thị vương”. Các trụ biểu, trụ hiên chạm khắc nhiều cặp câu đối.
         Trước phủ là một  sân rộng.  Giữa sân còn lại hai còn  rùa đá quỳ chầu hai phía.
     Ngoài ra còn có một tấm bia đá cao khoảng 4m, rộng 2m. Nghe nói tấm bia có từ thời
     các chúa Trịnh, nhưng vì gặp biến nên chưa kịp khắc chữ.
         Năm 1802, khi Vua Gia Long lên ngôi đã cho tiến hành trùng tu di tích Phủ Trịnh.
     Đến nay di tích cũng đã được tôn tạo nhiều lẩn. Năm  1995, nhân dịp Phủ Trịnh được
     xếp hạng là Di tích Lịch sử -  Văn hoá cấp Quốc gia, con cháu dòng họ Trịnh ở phía bắc
     đã cung tiến vào phủ bức tượng Minh khang Thái vương Trịnh Kiểm bằng gỗ, được tạc
     theo bức tượng có từ thế kỉ XVIII, hiện thờ ở nhà thờ tổ họ Trịnh, thuộc xã Thanh Tổ,
     tỉnh Hà Nam. Tượng đặt trên ngai có chạm rổng, được sơn son, thếp vàng, cao  l,20m
     không kể bệ. Đầu đội mũ thái sư, mặc áo triểu phục, tay cẩm hốt, vẻ mặt thể hiện sự
     quyết đoán, cương nghị.

                             Một $ố &i ticVi lịcVt fử - VÀM VtoÁ Việt Nikm
                                       (   329  >
   319   320   321   322   323   324   325   326   327   328   329