Page 322 - Di Tích Lịch Sử
P. 322
khắc áng vân mây cách điệu tinh tế, chính giữa khắc một đầu rổng nhìn thẳng, thân
rồng uốn khúc uyển chuyển quanh hình mặt trời, biểu trưng là Thiên tử do sự giao
hoà của trời đất sinh ra. ở cánh cung hai bên của hình vuông và hình tròn khắc hai
hình rồng vươn mình đối nhau chầu vào, cùng một phong cách. Trên nền, trang trí
loáng thoáng hình áng mây; đường diểm hai bên của bia tính từ đỉnh xuống đến đáy
bia, mỗi bên trang trí 9 hoa văn hình nửa lá để, trong mỗi nửa lá để có khắc hình một
con rổng uốn mình theo lá, đẩu vươn lên trên nối tiếp nhau. Khoảng không nển nửa
lá để chạm hình hoa cúc dây với nghệ thuật tinh sảo. Phong cách chạm khắc hình lá
đê' biểu trưng cho phong cách nghệ thuật trang trí trong các ngôi chùa thờ Phật. Nội
dung văn bia nói vể gốc tích, sự nghiệp và công đức của Vua Lê Thái Tổ - người khai
mở vương triều nhà Hậu Lê do Vinh Lộc đại phu nhập nội hành khiển tri tam quán
sự Nguyễn Trãi phụng soạn.
Ngoài Vĩnh Lăng, trong Sơn Lăng còn lại bảy lăng mộ khác của các vua và các bà
hậu, trong đó có các Vua Lê Thái Tông (Hựu Lăng), Lê Thánh Tông (Chiêu Lăng), Lê
Hiến Tống (Dụ Lăng) và Lê Túc Tông (Kính Lăng).
ở xứ Thanh, người ta không nói “đến” Lam Kinh mà thường nói “vể” Lam Kinh.
Vê' với khu di tích lịch sử là vể với nơi khởi nguồn của những chiến tích hào hùng,
vê' với đất tổ và vể với Hội thể Lũng Nhai linh thiêng của 18 vị anh hùng diệt trừ giặc
Minh cho đất nước... Ngoài ra còn khu đển thờ Lê Lợi cách trung tầm khu Di tích Lam
Kinh 150m vê' phía nam (hiện nay khu đền thờ này cũng đã được sát nhập vào quản lí
cùng với khu di tích); Khu đển thờ Trung Túc vương Lê Lai (còn gọi là đền Tép) cách
khu Di tích Lam Kinh 6km vẽ phía tây bắc thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc; Đển
thờ Bố Vệ (còn gọi là đền Nhà Lê) thờ các vua Lê và hoàng hậu nay thuộc phường Bố
Vệ - thành phố Thanh Hoá.
hAột *Ắ ticti lỊcti »vf - VẴM VioẮ Việt MAm
( 327 )